DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Móc trộm hành lý ở sân bay, chuyện không mới nhưng vẫn không kiểm soát được

       Những vụ việc hành lý kí gửi đi từ ga hàng không này đến ga hàng không khác, sau quá trình di chuyển bị moi móc, rạch rách, trộm cắp hay thậm chí là mất hành lí đã không còn xa lạ gì trên những trang thông tin báo chí và cũng là nỗi lo lắng của nhiều hành khách khi tham gia giao thông hàng không.

       Nguyên nhân của những vụ hư hỏng, mất cắp tài sản trong quá trình di chuyển của hành lý chủ yếu là do những nhân viên hàng không trong quá trình vận chuyển đã nặng tay, và táy máy trộm cắp tay sản. Tuy nhiên, vì quá trình vận chuyển của hành lý trải qua nhiều bước trung gian mà hệ thống nội bộ hàng không thể kiểm soát hết được và tài sản được di chuyển từ cảng hàng không này qua cảng hàng không khác nên để làm rõ trách nhiệm ở bộ phận nào, cảng hàng không nào là rất khó.

      Ở các hãng hàng không, nếu phát hiện được nhân viên trộm cắp tài sản thì sẽ đuổi việc và không nương tay. Còn theo pháp luật thì tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

         Vì việc kiểm soát trong các khâu vận chuyển hàng hóa hàng không được chặt chẽ nên việc bị trộm cắp tài sản vẫn còn là nỗi ám ảnh của nhiều hành khách sử dụng dịch vụ. Việc xử lí pháp luật sẽ được thực hiện nếu có chứng cứ xác thực và các hãng hàng không vẫn nên tăng cường việc phòng, chống mất cắp tài sản hành lý ký gửi và hàng hóa và có chính sách bồi thường thỏa đáng đối với hành khách.

 

  •  1803
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…