DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Mất quyền sử dụng đất do không chứng minh được việc sử dụng ổn định

Đất có nguồn gốc là do cá nhân tự khai phá nhưng giao cho người khác sử dụng ổn định, lâu dài; sau đó xuất xảnh và định cư ở nước ngoài. Qua quá trình sử dung đất, người được giao đất đã xây dựng nhà kiên cố; đồng thời đăng ký kê khai và được cấp GCNQSDĐ.

Trường hợp tại Quyết định giám đốc thẩm 19/2019/DS-GĐT, phải xác định cá nhân khai phá đất nhưng không còn quyền sử dụng đất hợp pháp nên việc yêu cầu đòi lại quyền sử dụng đất là không có căn cứ pháp luật; tình huống cụ thể như sau:

“Năm 1958, cha mẹ ông Lý Kim Q. khai hoang được hơn 50m2 đất nông nghiệp, nay thuộc tỉnh Bạc Liêu. Năm 1971, mảnh đất này giao lại cho ông Q quản lý và sử dụng. Năm 1978, ông Q cho cậu ruột là ông C1 thuê lại mảnh đất trên nhưng không lập giấy tờ và cũng không thu tiền thuê đất; đồng thời cũng có lời khai có rằng vào năm 1971, cha mẹ ông Q đã cho ông C1 thuê diện tích đất nêu trên.

Năm 1997, ông C1 đã kê khai và được cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất nêu trên. Tuy nhiên, vào năm 2004, chính ông cũng đã ký “Giấy xác nhận chủ quyền đất” xác nhận việc được cho mượn mảnh đất trên. Sau đó, ông làm thủ tục tặng cho mảnh đất này cho con trai ông – ông N cũng là người đang sử dụng đất.

Gia đình của ông Q đều đã xuất cảnh và định cư ở Mỹ từ lâu. Vì nhiều lý do, sau đó ông Q cùng anh chị em của mình đã khởi kiện yêu cầu ông N phải trả lại toàn bộ diện tích đất nêu trên.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, Tòa án tuyên hủy kết quả bản án sơ thẩm và phúc thẩm; đồng thời bác bỏ yêu cầu khởi kiện của phía nguyên đơn.”

Có thể thấy, diện tích đất nêu trên do cha mẹ phía nguyên đơn khai phá mà có từ năm 1958; tuy nhiên, gia đình của bị đơn đã sử dụng, canh tác ổn định và lâu dài tại đất này ít nhất từ năm 1975 cho đến nay.

Trong quá trình sử dụng, cha của bị đơn đã đăng ký, kê khai và được cấp GCNQSDĐ vào năm 1997; sau đó làm thủ tục tặng cho mảnh đất trên cho bị đơn và bị đơn cũng đã được cấp GCNQSDĐ vào năm 2009.

Bên cạnh đó, mặc dù đất là do cha mẹ của nguyên đơn khai hoang nhưng lại không đăng ký, kê khai hay sử dụng đất trên; đồng thời, không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013.

Mặt khác, gia đình của nguyên đơn đều đã xuất cảnh, định cư ở Mỹ, nên không đủ điều kiện để Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 54 55 56 và Điều 183 Luật Đất đai năm 2013. Do đó, cha mẹ của nguyên đơn không có quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất đang tranh chấp nêu trên.

Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định sẽ được cấp GCNQSDĐ nếu có một trong các loại giấy tờ sau đây:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

  •  8509
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

3 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…