DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lưu ý khi cầm đồ dịp tết mà không ghi rõ lãi suất

Cầm đồ có nhiều hình thức, tại các cơ sản kinh doanh dịch vụ cầm đồ vẫn luôn là lựa chọn ưu tiên với nhiều người vì thủ tục đơn giản, lấy tiền nhanh chóng và có thể tự thỏa thuận về lãi suất hay giá trị tài sản.
 
Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi hợp đồng cầm đồ không ghi lãi suất vậy giá trị pháp lý của giao dịch này có hiệu lực hay không và không có thỏa thuận lãi suất rõ ràng thì trả lãi như thế nào?
 
luu-y-khi-cam-do-dip-tet-ma-khong-hgi-ro-lai-suat
 
1. Cầm đồ được hiểu ra sao?
 
Dựa trên bản chất cầm đồ cũng được xem là cầm cố tài sản tuy nhiên chỉ có phạm vi áp dụng sẽ hẹp hơn so với cầm cố. Cụ thể, cầm đồ được xem là hình thức vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
 
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm: Kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để cầm cố.
 
Hiện nay, dịch vụ kinh doanh cầm đồ xuất hiện nhiều ở các địa phương nơi người ta có thể dễ dàng đến vay tiền gấp để thực hiện công việc nào đó.
 
2. Hợp đồng cầm đồ có bắt buộc phải trả lãi
 
Pháp luật về dân sự vẫn ưu tiên các bên trong hợp đồng tự do thỏa thuận lựa chọn nội dung trong hợp đồng miễn phải đúng quy định pháp luật đối với hợp đồng vay tài sản thì thực hiện trên nguyên tắc tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015.
 
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
 
Do đó, trên nguyên tắc thực hiện hợp đồng cho vay thì chỉ bắt buộc trả lại phần tài sản gốc đã vay còn đối với phần lãi phát sinh thì không phải trả nếu không có thỏa thuận.
 
3. Nghĩa vụ của bên cầm đồ
 
Theo đó, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
 
Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
 
Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
 
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
 
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
 
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
 
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
 
4. Trường hợp có xác định lãi suất nhưng không rõ ràng
 
Như đã nêu ở trên, lãi suất vay do các bên thỏa thuận và phải tuân theo pháp luật quy định về hợp đồng cho vay, theo đó nguyên tắc sử dụng lãi theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.
 
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
 
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
 
Lưu ý: Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1  Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 tại thời điểm trả nợ.
 
Như vậy, trường hợp hợp đồng cầm đồng không có quy định lãi suất thì giá trị pháp lý của nó vẫn được công nhận theo nguyên tắc đã thỏa thuận và bên cầm giữ tài sản không có quyền yêu cầu trả lãi nếu không có thỏa thuận. Trường hợp thỏa thuận lãi suất không rõ ràng thì trả 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ.
  •  513
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…