DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lực lượng bảo vệ tại doanh nghiệp được sử dụng những loại công cụ và có quyền hạn như thế nào?

Nhân viên bảo vệ là người làm nhiệm vụ bảo vệ. Là người có đủ những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định và có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được pháp luật quy định trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ. Vậy tại doanh nghiệp lực lượng bảo vệ sẽ được trang bị loại dụng cụ như thế nào và có quyền hạn gì trong công việc?
Căn cứ Nghị định 06/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 11. Quyền hạn của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức chính trị có quyền hạn sau:
a) Kiểm tra, đôn đốc các bộ phận, đơn vị và cán bộ, công nhân viên trong cơ quan, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự và nội quy bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp;
b) Trong khi làm nhiệm vụ, được kiểm tra giấy tờ, hàng hóa, phương tiện ra vào cơ quan, doanh nghiệp nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy của cơ quan, doanh nghiệp;
c) Tiến hành công tác xác minh những vụ, việc xảy ra ở cơ quan, doanh nghiệp theo thẩm quyền mà người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp giao hoặc theo yêu cầu của cơ quan Công an có thẩm quyền;
d) Từ chối thực hiện các yêu cầu trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ bảo vệ và phải báo cáo cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp khác thực hiện quyền hạn quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều này.
...
Điều 15. Trang bị phương tiện đối với bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp trang phục, trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận, trang bị biển hiệu, băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác theo quy định để phục vụ công tác bảo vệ.
3. Bộ Công an quy định và hướng dẫn cụ thể về trang bị phương tiện và quản lý, sử dụng trang bị phương tiện đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của Điều này."
Đồng thời, tại Thông tư 17/2018/TT-BCA có quy định như sau:
"Điều 9. Đối tượng, loại công cụ hỗ trợ trang bị
...
3. Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ, bao gồm:
a) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;
b) Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tại cơ quan nhà nước; mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật, văn hóa, xã hội; trên tàu hỏa; ngân hàng; bệnh viện; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam thì căn cứ tính chất, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ để xem xét trang bị loại công cụ hỗ trợ thuộc các loại sau: súng bắn điện, súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay; dùi cui điện, dùi cui kim loại, dùi cui cao su, áo giáp, găng tay bắt dao;"
 
  •  270
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…