DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Luật sửa “lỗi chính tả” Bộ Luật hình sự 2017

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 sửa đổi, bổ sung Bộ Luật hình sự 2015.

Luật mới ban hành sửa đổi, bổ sung một số Điều, khoản của Bộ Luật hình sự 2015 mà không phù hợp hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, đồng thời sửa đổi một số quan điểm chưa đúng hay không có khả năng áp dụng thực tiễn.

Tuy nhiên, điều đáng nói là Bộ Luật hình sự 2015 có quá nhiều lỗi chính tả mang tính chất hình thức. Ví dụ như:

“Điều 2. Bổ sung, thay thế, bỏ một số từ, cụm từ, dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy tại một số điều, khoản, điểm của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13

 

1. Bổ sung một số từ, cụm từ, dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm phẩy vào các điều, khoản, điểm sau đây của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13:

...

c) Bổ sung từ  “đang” vào trước cụm từ “thi hành công vụ” tại điểm đ khoản 2 Điều 148;

...

e) Bổ sung từ “bị” vào trước cụm từ “cấm đảm nhiệm chức vụ” tại khoản 4 Điều 179;

...

i) Bổ sung từ “cấm” vào trước cụm từ “hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định” tại điểm d khoản 5 Điều 196, điểm c khoản 4 Điều 209 và điểm c khoản 4 Điều 210;

...

l) Bổ sung từ “của” vào trước cụm từ “Luật quản lý thuế” tại điểm b khoản 1 Điều 223;

 

m) Bổ sung từ “dưới” vào trước cụm từ “500.000.000 đồng” tại khoản 1 Điều 241;

...

o) Bổ sung dấu “,” vào sau từ “văn hóa” tại điểm b khoản 2 Điều 338;

 

p) Bổ sung từ “Để” vào đầu điểm c khoản 2 Điều 342;

 

q) Bổ sung từ “nguy hiểm” vào sau từ “Tái phạm” tại khoản 2 Điều 346;

 

r) Bổ sung từ “đồng” vào sau cụm từ “từ 1.000.000.000” tại điểm e khoản 2 Điều 353, điểm d khoản 2 Điều 354, điểm đ khoản 2 Điều 355 và điểm d khoản 2 Điều 358; bổ sung từ “năm” vào sau cụm từ “từ 01” tại khoản 1 Điều 358;

 

s) Bổ sung từ “khác” vào sau cụm từ “hoặc gây thiệt hại” tại khoản 1 Điều 356, khoản 1 Điều 357;

...

b) Thay thế dấu “,” bằng từ “hoặc” trước cụm từ “người đủ 70 tuổi trở lên” tại điểm i khoản 1, trước cụm từ “tàn ác để phạm tội” tại điểm m khoản 1 và trước cụm từ “phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người” tại điểm n khoản 1 Điều 52;”

Về vấn đề lí luận nếu có sai sót thì có thể chấp nhận được, tuy nhiên, một văn bản quy phạm pháp luật lớn như Bộ Luật hình sự mà để quá nhiều lỗi sai như thế này thì cần cơ quan có trách nhiệm xem lại. Vì Bộ luật trước khi đựợc ban hành thì trải qua rất nhiều công đoạn, huống gì, đây là lỗi chính tả nếu đọc thì sẽ phát hiện nhanh thôi.

Vì vây, để nâng cao chất lượng văn bản pháp luật ở nước ta cần phải tiếp tục cải thiện nhiều hơn nữa, đầu tiên là phải loại bỏ tình trạng sai “lỗi chính tả” như thế này!

  •  11102
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…