DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Luật sư tố giác sai sự thật có thể bị phạt đến 30 triệu đồng

Ngày 18/8/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng. Trong đó, có quy định mức xử phạt hành chính đối với người, tổ chức có hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
 
Theo đó, tại nội dung này có quy định Luật sư thuộc đoàn luật sư có hành vi tố giác, báo tin tội phạm sai sự thật có thể bị phạt đến 60 triệu đồng.
 
luat-su-to-giac-sai-su-that
 
Cụ thể, mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm tố giác sai sự thật làm cản trở hoạt động tố tụng được quy định như sau:
 
(1) Phạt tiền từ 1 triệu đồng - 5 triệu đồng đối với hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
 
(2) Phạt tiền từ 5 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp quy định tại mục (3):
 
Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền.
 
Lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
 
(3) Phạt tiền từ 15 triệu đồng - 30 triệu đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại mục (2).
 
Bên cạnh đó, người có hành vi vi phạm về tố giác sai sự thật còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
 
Ngoài ra, trong trường hợp hành vi tố giác sai sự dẫn đến việc ảnh hưởng danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng còn bị xử phạt như sau:
 
(4) Phạt tiền từ 3 triệu đồng - 7 triệu đồng đối với người tham gia tố tụng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
 
(5) Phạt tiền từ 7 triệu đồng - 15 triệu đồng đối với người tham gia tố tụng đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác.xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trừ trường hợp quy định tại mục (7).
 
(6) Phạt tiền từ 15 triệu đồng - 30 triệu đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại mục (4).
 
Trường hợp hành vi vi phạm của luật sư đến mức phải áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có thời hạn theo quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
 
(7) Phạt tiền từ 30 triệu đồng - 40 triệu đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại mục (5).
 
Lưu ý: các mức phạt hành vi vi phạm trên là của cá nhân, đối với tổ chức có hành vi tương tự thì bị xử phạt gấp 02 lần. Như vậy, nếu Luật sư là người thuộc Đoàn Luật sư hoặc công ty luật mà có hành vi vi phạm trên thì mức phạt sẽ như tổ chức.
 
Xem thêm Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
  •  276
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…