DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Luật nào cho quyền lợi của người đồng tính?

"Người chuyển giới" là thuật ngữ miêu tả những người có bản dạng giới (suy nghĩ, cảm nhận về giới của bản thân) không trùng với cơ thể sinh học của họ khi sinh ra, ví dụ: một người chuyển giới được nhận diện là nữ trong khi bẩm sinh có cơ quan sinh dục nam.

Thực trạng người đồng tính ở Việt Nam hiện nay:

Người chuyển giới cứ như những người vô hình, không dám công bố hay cho mọi người biết mình trải qua quá trình chuyển giới.  Kể cả tại Mỹ, một quốc gia phát triển, nhưng vẫn không thể thống kê con số chính xác, chỉ ước tính khoảng 0,3% dân số của họ. Riêng đối với Việt Nam, có thể ước tính khoảng từ 290.000- 480.000 người chuyển giới. Một con số không hề nhỏ.

Một nghiên cứu về người chuyển giới nữ sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh (2015, CARMAH và Đại học Pittsburg) cho thấy 45% bị từ chối việc làm do phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới. Điều này phần nào giải thích cho thực tế chỉ có 4% những người tham gia khảo sát có các việc làm ở khu vực chính thức (có hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ, lợi ích của người lao động) và có tới 13% kiếm sống bằng nghề mại dâm.

Người chuyển giới có thể bị kì thị, lăng mạ, quấy rối tình dục thậm chí đánh đập đến chết chỉ vì nhu cầu đi vệ sinh của bản thân. Một số bạn nhất quyết không sử dụng nhà vệ sinh công cộng nữa trong khi số còn lại vẫn hiển nhiên dùng nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật với mong muốn không một ai quấy rối mình.

Hình ảnh có liên quan

Ngoài việc không được xã hội tôn trọng, bị kỳ thị, dè bỉu, người chuyển giới vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận việc làm cũng như các dịch vụ y tế.

“Chúng tôi mong muốn được thay đổi thông tin trên giấy tờ pháp lý, được hỗ trợ trong các vấn đề y tế cũng như nhận được sự bảo hộ của pháp luật trước những sự kỳ thị, phân biệt đối xử.

Bên cạnh đó, tôi mong muốn mình được công nhận là người chuyển giới mà không cần trải qua phẫu thuật chuyển đổi giới tính”, một người chuyển giới nữ cho biết.

Kết quả hình ảnh cho luật cho người chuyển giới

Thực trạng pháp luật Việt Nam về người đồng tính:

Xã hội Việt Nam trong những năm qua đã có cái nhìn rộng mở hơn đối với người chuyển đổi giới tính, cùng với đó pháp luật cũng có nhiều quy định thừa nhận, cho phép việc chuyển giới và rộng mở cho người chuyển giới trong việc thừa nhận giới tính thực sự của mình.

Có hai vấn đề lớn mà cộng đồng LGBTIQ vẫn đang đấu tranh suốt gần 10 năm qua là quyền chuyển đổi giới tính cho người chuyển giới và quyền kết hôn giữa hai người cùng giới. Đó là một hành trình dài và cần có sự chia sẻ của toàn xã hội.

Thứ nhất, về quyền chuyển đổi giới tính:

Quy định về quyền chuyển đổi giới tính trong Bộ Luật dân sự 2015 là một điểm mới đáng chú ý. Cho đến trước khi Bộ Luật dân sự 2015 ra đời, pháp luật Việt Nam chưa qui định hay công nhận việc chuyển giới bằng phẫu thuật mà chỉ quy định về xác định lại giới tính đối với những trường hợp khi sinh ra có sự xác định nhầm giới tính tự nhiên của cá nhân. Cụ thể, Điều 36 Bộ Luật dân sự 2005 chỉ cho phép trường hợp một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác. Nghị định 88/2008 NĐ-CP hướng dẫn vấn đề này tại khoản 1 Điều 1 và khoản 1, 2 Điều 2. Bên cạnh đó, văn bản này xác định rõ "Cấm" hành vi thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính, thể hiện quan điểm không chấp nhận trường hợp chuyển đổi giới tính theo mong muốn của chủ thể.

Bộ Luật dân sự 2015 đã thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính tại Điều 37. Đây được xem là một trong những điểm mới nổi bật của văn bản này.

“Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”

Như vậy, Bộ Luật dân sự 2015 đã chính thức ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính với tư cách là một quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân. Vấn đề lớn hiện nay là xây dựng Luật (tạm gọi là Luật Chuyển đổi giới tính) với những nội dung gì, điều chỉnh ra sao, mặc dù Bộ Luật dân sự 2015 đã ghi nhận quyền này nhưng quy định này chưa thể thực thi được.

Điều 37 còn giải quyết các vấn đề hộ tịch của cá nhân đã chuyển đổi giới tính: Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Như vậy việc đăng ký thay đổi hộ tịch vừa là quyền vừa là nghĩa vụ dành cho cá nhân đã chuyển đổi giới tính.

Nội dung cuối cùng được ghi nhận trong Điều 37 cho phép cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan. Chủ thể sau khi thực hiện chuyển đổi giới tính mang một giới tính mới, kéo theo những hệ quả về quyền và nghĩa vụ liên quan trong nhiều lĩnh vực pháp luật như hôn nhân gia đình, lao động, luật nghĩa vụ quân sự… Với quy định này, người sau khi chuyển đổi giới tính sẽ được hưởng các quyền tương ứng với giới tính mới của họ.

Tính đến nay, không nhiều quốc gia công nhận chuyển đổi giới tính, vì vậy, quy định nêu trên của Bộ luật Dân sự 2015 được cho là tiến bộ, tạo ra hành lang pháp lý cho các vấn đề về chuyển đổi giới tính.

Điểm c Khoản 2 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 cho phép ghi vào Sổ hộ tịch việc xác định lại giới tính của cá nhân theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Điểm d Khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 cũng quy định rằng trường hợp xác định lại giới tính, công dân được đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Thứ hai, đối với kết hôn đồng giới:

Kết quả hình ảnh cho kết hôn đồng giới

Năm 2014, Luật Hôn nhân và Gia đình có sự sửa đổi, không cấm các cặp đôi đồng giới tổ chức hôn lễ nhưng lại không được thừa nhận về mặt pháp luật. Nghĩa là, các cặp đôi này không có quyền như những cặp vợ chồng khác trong vấn đề nhân thân như sở hữu tài sản hay trong mối quan hệ với con cái. Cộng đồng LGBTIQ xem đây là môt bước lùi để chuẩn bị cho cuộc vận động thay đổi luật trong 10 năm tiếp theo.  

Tuy nhiên, quy định trong Bộ Luật dân sự 2015 chỉ mang tính nguyên tắc và Bộ Luật dân sự cũng quy định rõ, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật.

Tại Việt Nam, chỉ khi có hành lang pháp lý những người chuyển đổi giới tính mới có cơ hội sống bình đẳng có quyền được hưởng hạnh phúc trong một xã hội mà họ được công nhận. Do đó, cho đến khi nào Quốc hội ban hành luật về chuyển đổi giới tính thì các cá nhân mới có thể chính thức hiện thực hóa quyền này trên thực tế. Yêu cầu đặt ra khi xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính đó là tạo ra một hành lang pháp lý điều chỉnh các vấn đề có liên quan, bên cạnh việc bảo vệ quyền con người, quyền nhân thân, các quy định của Luật Chuyển đổi giới tính cần tính đến các vấn đề chuyên môn như áp dụng biện pháp y tế, bảo vệ sức khỏe, một số lĩnh vực pháp luật có liên quan và đặc biệt cần đảm bảo dung hòa với yếu tố văn hóa, truyền thống của dân tộc.

Dự luật cho người chuyển giới: 3 năm vẫn tiếp tục... chờ

Tính đến nay, Bộ Y tế cũng đã hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ thủ tục theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để đưa dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính trình Quốc hội.

Tuy nhiên, cùng một thời điểm này, Bộ cũng đang trình lên Quốc hội 4 dự luật khác, nên Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính vẫn còn đang trong giai đoạn “xếp hàng”.

  •  1356
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…