DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Luật áp dụng đối với hợp đồng tặng cho vốn góp tại Việt Nam của công ty nước ngoài

Ngày nay rất nhiều công ty nước ngoài thoả thuận hợp đồng tặng cho phần vốn góp của công ty đó tại Việt Nam. Vậy hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào? Các bên có thể tự do lựa chọn luật áp dụng không?

Quan điểm cá nhân của tôi về vấn đề trên như sau:

(1) Hợp đồng tặng cho phần vốn góp là giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài.

Giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài là một khái niệm rộng lớn, bao gồm tất cả những giao dịch thỏa mãn điều kiện tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015.

“Điều 663. Phạm vi áp dụng

…2. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;”

Theo đó hợp đồng tặng cho phần vốn góp trong trường hợp này cũng là một giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài vì đây là giao dịch giữa hai bên chủ thể là pháp nhân nước ngoài (cụ thể là giao dịch giữa hai công ty Nhật Bản), đối tượng của giao dịch là phần vốn góp của công ty tại Việt Nam.

(2) Pháp luật áp dụng đối với Hợp đồng tặng cho phần vốn góp

Căn cứ theo quy định tại Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015:

"Điều 664. Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

1. Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam.

2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.

3. Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó."

Theo đó, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam cho phép các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng thì sẽ được xác định theo lựa chọn các bên.

- Đối với Công ước viên 1980 - CISG của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (Việt Nam là thành viên) thì hợp đồng tặng cho không thuộc đối tượng điều chỉnh, CISG chỉ quy định về luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế, hợp đồng kinh doanh quốc tế hay có thể nói trường hợp trên các bên không được quyền thỏa thuận luật áp dụng.

- Theo luật Việt Nam:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, các bên có quyền được thỏa thuận chọn lựa luật áp dụng nếu đây là hợp đồng, trừ trường hợp:

+ Đối tượng giao dịch là bất động sản thì áp dụng luật của nước nơi có bất động sản;

+ Pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, thương mại ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng thì áp dụng luật Việt Nam;

+ Có sự thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc được người thứ ba đồng ý.

Vì vậy, Luật điều chỉnh sẽ được áp dụng theo thứ tự sau: luật áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên trong trường hợp này các bên có quyền được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng => Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam => Luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

  •  423
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…