DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Lập vi bằng khi đặt cọc mua bán đất

Căn cứ Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm

2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Theo đó, khi đặt cọc mua bán đất, nếu hai bên lựa chọn lập vi bằng thì đồng nghĩa, sự kiện đặt cọc mua bán đất được lập giữa bên mua và bên bán đã diễn ra dưới sự chứng kiến trực tiếp của Thừa phát lại.
Đây là sự kiện có thật, đã diễn ra, là nguồn chứng cứ để Toà án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hiện nay, các văn bản pháp luật cũng không yêu cầu các bên mua bán đất phải lập hợp đồng đặt cọc trước khi thực hiện mua bán đất. Đồng thời, cũng không có văn bản nào yêu cầu hợp đồng đặt cọc phải được công chứng, chứng thực.
Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015, đặt cọc mua bán nhà, đất là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng mua bán đất trong một khoảng thời gian nhất định. Hết thời gian trong hợp đồng đặt cọc, hai bên sẽ thực hiện hợp đồng mua bán đất.
=>> Như vậy, các bên mua bán hoàn toàn có thể lập vi bằng ghi nhận sự kiện đặt cọc mua bán đất mà không nhất định phải lập hợp đồng đặt cọc có công chứng, chứng thực.
Hiện nay, theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 05/2020/TT-BTP, chưa quy định cụ thể về mức chi phí khi lập vi bằng giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại.

Theo đó, Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thoả thuận lập vi bằng gồm:
- Nội dung vi bằng cần lập: Thoả thuận về việc đặt cọc, thời gian thực hiện ký hợp đồng mua bán, phạt cọc, bồi thường thiệt hại...
- Địa điểm, thời gian lập vi bằng.
- Chi phí lập vi bằng...
=>> Như vậy, khi lập vi bằng đặt cọc mua bán đất, chi phí lập vi bằng do Trưởng Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng thoả thuận mà không giới hạn cụ thể là bao nhiêu.

  •  342
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…