DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Làm sao xác định các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ tội hiếp dâm?

Xác định những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định loại hình phạt, mức hình phạt mà người thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm phải gánh chịu.

Tội hiếp dâm - Ảnh minh họa

Tội hiếp dâm - Ảnh minh họa

Các tình tiết tang nặng giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 và 52 Bộ luật hình sự 2015

1. Cần hiểu đúng các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ

Mỗi tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 và Điều 52 BLHS năm 2015 có tính chất, mức độ tăng nặng, giảm nhẹ khác nhau. Ngay đối với cùng một tình tiết cũng có tính chất, mức độ tăng nặng, giảm nhẹ khác nhau.

Hiểu tính chất, mức độ tăng nặng, giảm nhẹ khác nhau là phải xác định trong mỗi tình tiết đó thì trường hợp nào nghiêm trọng hơn trường hợp nào.

 Ví dụ: “Người phạm tội tự nguyện bồi thường thiệt hại” thì phải xác định tỷ lệ tiền bồi thường so với tổng số tiền thiệt hại mà người phạm tội gây ra, để xem mức độ giảm nhẹ nhiều hay ít.

2. Cần phân biệt các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với các tình tiết là dấu hiệu định tội

Các tình tiết là dấu hiệu định tội là những tình tiết mà nếu không có nó thì hành vi không cấu thành tội phạm, các tình tiết mà có thì nó cấu thành tội phạm khác nghiêm trọng hơn (nếu là tình tiết tăng nặng) hoặc ít nghiêm trọng hơn (nếu là tình tiết giảm nhẹ).

Ví dụ: "dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân" là dấu hiệu định tội không phải tình tiết tăng nặng.

Khi một tình tiết nào đó được quy định tại Điều 51 hoặc Điều 52 BLHS năm 2015, mà tình tiết đó đã là dấu hiệu định tội rồi thì khi quyết định hình phạt không được coi tình tiết đó là tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ nữa.

Ví dụ tình tiết “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” là dấu hiệu định tội được quy định tại Điều 142 BLHS, nên khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội này, Tòa án không được coi tình tiết “Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi” là tình tiết tăng nặng nữa.

3. Chỉ được phép tăng, giảm mức hình phạt trong một khung hình phạt

Điều luật quy định khung hình phạt có mức tối thiểu và tối đa tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của từng tội phạm. Khi đã xác định bị cáo phạm tội ở khung hình phạt nào, dù có nhiều tình tiết tăng nặng thì họ cũng không bị xử phạt quá mức cao nhất của khung hình phạt đó.

Ví dụ:  Điều 142 Bộ luật hình sự quy định Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị phạt tù 7 đến 15 năm. Tòa án không được xử phạt bị cáo trên 15 năm tù, dù họ có nhiều tình tiết tăng nặng ở Điều 52.

Trường hợp xử phạt dưới 7 năm tù, Tòa án phải nêu được lý do và phải tuân theo những quy định tại Điều 54 có nội dung như sau:

- Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

- Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

-Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Thực tiễn xét sử thì việc chứng minh các tình tiết này thuộc về cơ quan điều tra dựa trên lời khai của các bên liên quan.

Đại diện bên bị cáo và bị hại lần lượt trình bày các tình tiết được cho là tăng nặng hoặc giảm nhẹ phù hợp với quy định pháp luật tại Điều 51 và 52 Bộ luật Hình sự.

Ví dụ:

Bị cáo trình bày: Bản thân không có ý định hiếp dâm từ trước, chỉ khi đến nhà thấy hoàn cảnh và tình trạng của bị hại như vậy tôi mới nảy sinh ý định và thực hiện hành vi quan hệ tình dục. Sau đó gia đình thông báo công an xã tìm tôi về nhà thay quần áo và đi lên công an xã khai báo sự việc. Đề nghị HĐXX xem xét cho tôi.

====> Như vậy thể dựa vào đó xác định các tình tiết giảm nhẹ như bị cáo nhận tội chứ không phải chối tội. Khi chưa bị bắt, chưa có lệnh giam, giữ của cơ quan có thẩm quyền mà bị cáo đến cơ quan công an làm việc trình bày sự việc phạm tội được coi là tình tiết đầu thú, không phải tự thú.

Đại diện bị hại cũng có quyền bác bỏ những tình tiết mà bị cáo đưa ra: Bị cáo không thành khẩn khai báo, lời khai có nhiều mâu thuẫn, bị cáo đến nhà là có mục đích hiếp dâm bị hại từ trước chứ không phải đến nhà thấy hoàn cảnh bị hại như vậy mới nảy sinh ý định và thực hiện hành vi hiếp dâm. Có căn cứ cho rằng bị cáo đã nhiều lần thực hiện hành vi hiếp dâm đối với bị hại. Bị cáo không tự nguyện đến Công an đầu thú khai báo sự việc mà chỉ khi người nhà thông báo có công an tìm và áp giải thì bị cáo mới đến làm việc.

====> Đây được xem là căn cứ để đối chiếu với những gì bị cáo khai nhận hoặc lấy đó là tình tiết giảm nhẹ tình tiết cho minh. Đồng thời yêu cầu Tòa án xem xét tình tiết tăng nặng.

>>>Cơ quan chức năng có thẩm quyền điều tra xác thực lời khai hai bên

>>>>>Tòa án dựa vào kết quả điều tra và tiến hành đối chiếu các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ như đã trình bày ở trên để đi đến kết luận.

* Chứng minh, làm rõ những đặc điểm về nhân thân của người thực hiện hành vi phạm tội hiếp dâm (Căn cứ khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP)

Xác định những tình tiết đặc điểm về nhân thân của người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định loại hình phạt, mức hình phạt mà người thực hiện hành vi hiếp dâm phải gánh chịu. Nếu nhân thân người phạm tội tốt (chưa phạm tội lần nào, chưa có tiền án tiền sự...) thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt nhẹ hơn trong một khung hình phạt. Nếu nhân thân người phạm tội xấu (đã có tiền án tiền sự, nhiều lần vi phạm pháp luật....) thì có thể bị tăng nặng trách nhiệm hình sự, phải chịu hình phạt ở mức cao hơn trong cùng một khung hình phạt.

  •  3350
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…