DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Làm gần hết năm, NLĐ bị cho nghỉ việc thì có được hưởng lương tháng 13?

Trước thềm Tết Nguyên Đán, số lượng NLĐ bị cho nghỉ việc ngày càng tăng. Theo đó, NSDLĐ nêu ra lý do muốn cắt giảm nhân sự  làm cho NLĐ lo lắng, bức xúc và xảy ra tranh chấp. Cụ thể, NLĐ lo lắng vì làm gần hết năm nhưng lại bị nghỉ việc thì có được hưởng lương tháng 13 hay không? Vậy theo pháp luật, lương tháng 13 là gì và việc cắt giảm nhân sự của NSDLĐ có đúng luật hay không?

Lương tháng 13 là gì?

Trong luật lao động hiện hành không có quy định về tiền lương tháng 13 mà tiền lương tháng 13 được hiểu là tiền thưởng. Tại Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền thưởng. 

Lương tháng 13 có thể hiểu nó là cách gọi tên của một khoản tiền thưởng mà người sử dụng lao động trả cho người lao động thông thường là vào tháng 12 khi hết năm dương lịch, và được thoả thuận giữa công ty và người lao động.

Khoản tiền lương tháng 13 một số người còn hiểu lầm nó là khoản tiền thưởng tết nguyên đán của nước ta nhưng trên thực tế nó không phải là thưởng Tết Âm lịch vì ở một số công ty có sự phân biệt rõ ràng giữa lương tháng 13 và thưởng Tết. Như vậy đây là khoản tiền thưởng hằng năm của người sử dụng lao động dành cho người lao động.

- Tiền thưởng trong quy định của pháp luật lao động là một trong những khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho những người lao động đang làm việc tại công ty được quy định tại hợp đồng hoặc trong quy chế công ty quy định sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm nếu công ty có lợi nhuận và mức độ hoàn thành công việc mà công ty đã giao cho người lao động thực hiện công việc đã đạt được vượt mức so với các yêu cầu đề ra.

Sau khi người sử dụng lao động đã tham khảo công đoàn cơ sở đối với các doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công ty ra quyết định và niêm yết công bố công khai tại trụ sở công ty đang làm việc về quy chế thưởng đã ban hành.

Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 không?

Hiện nay pháp luật lao động Việt Nam không có quy định và ghi nhận khái niệm “lương tháng 13”. Nhưng có thể hiểu “Lương tháng 13” là một khoản tiền thưởng mà doanh nghiệp dành cho người lao động vào cuối năm khi doanh nghiệp làm ăn có lãi nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích người lao động làm việc. 

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và không phải khoản tiền bắt buộc. Do đó, công ty không bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động.

Trường hợp công ty trả cho người lao động lương tháng 13, vì bản chất đây là khoản tiền thưởng nên pháp luật không quy định phải mức lương cụ thể sẽ trả cho người lao động.

Lương tháng 13 được tính căn cứ trên kết quả sản xuất kinh doanh, doanh thu của công ty trong cả năm và hiệu suất lao động của người lao động đã đạt được.

Tóm lại, tùy vào điều kiện sản xuất kinh doanh, công ty có thể xem xét thưởng lương tháng 13 để khuyến khích người lao động tham gia làm việc tại doanh nghiệp để tăng, mức lương tháng 13 do từng công ty quyết định và không bắt buộc phải trả nếu trong hợp đồng lao động giữa công ty và người lao động đã giao kết không thỏa thuận, trong nội quy hoặc thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp không quy định về khoản tiền này nếu doanh nghiệp thua lỗ hoặc người lao động không hoàn thành công việc của mình có thể sẽ không nhận được tiền lương tháng 13.

Cho nhân viên nghỉ việc hay còn gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là gì?

Căn cứ Điều 36 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp dưới đây:

- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.

- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị mà khả năng lao động chưa hồi phục.

- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn phải giảm chỗ làm.

- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày sau khi thời hạn tạm hoãn hợp đồng.

- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu, trừ có thỏa thuận khác.

- Người lao động tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục mà không có lý do chính đáng.

- Người lao động cung cấp thông tin không trung thực khi giao kết hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.

Như vậy, nếu doanh nghiệp tự ý đuổi việc người lao động mà không nằm một trong số các lý do nêu trên sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

Trường hợp NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Ngoài các trường hợp nêu trên, NSDLĐ còn không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

- Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

- Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

- Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Tự ý cho NLĐ nghỉ việc, doanh nghiệp bị phạt thế nào?

Nếu không có lý do chính đáng mà đuổi việc nhân viên nhằm né thưởng, doanh nghiệp sẽ buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Khi đó, doanh nghiệp còn phải bồi thường tổn thất cho người lao động theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 gồm:

- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.

- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước).

- Trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Xử phạt vi phạm 

Đối với trường hợp tự ý đuổi việc người lao động bằng quyết định sa thải trái luật để không phải thưởng Tết, chủ doanh nghiệp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội sa thải người lao động trái pháp luật theo Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó, nếu vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà sa thải trái pháp luật đối với người lao động, chủ doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm.

  •  1665
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…