DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Làm bù do doanh nghiệp ngừng hoạt động tiền lương có được tăng?

Trong trường hợp cơ sở lao động ngừng hoạt động có thể vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau dẫn đến việc người lao động (NLĐ) bị tạm ngưng làm việc. Vấn đề đặt ra rằng, vậy khi tạm ngừng hoạt động thì NLĐ có được trả lương hay không vì tiền lương đối với NLĐ là thu nhập chính và việc ngưng làm mà không có lương sẽ gây khó khăn cho NLĐ.
 
tien-luong-lam-bu-do-doanh-nghiep-ngung-hoat-dong
 
Bên cạnh đó, khi trở lại làm việc bình thường thì làm bù tại cơ sở lao động do bù đắp tổn thất của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tạm ngừng thì có được tăng lương? Qua đó, người sử dụng lao động (NSDLĐ) cần phải cân nhắc kỹ việc trả lương và tăng lương sao cho phù hợp với tài chính của doanh nghiệp cũng như quy định của pháp luật.
 
Thời gian doanh nghiệp ngừng hoạt động có tính lương?
 
Theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định NLĐ vẫn được tính tiền lương ngừng việc thuộc các trường hợp sau:
 
Thứ nhất, nếu do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Lỗi ở đây là do nguyên nhân được xác định từ bên NSDLĐ dẫn đến cơ sở lao động không thể hoạt động làm gián đoạn công việc thì doanh nghiệp phải thực hiện việc trả lương theo quy định.
 
Thứ hai, nếu do lỗi do NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
 
Ngoài ra, nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
 
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
 
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
 
Theo đó, trường hợp cơ sở lao động ngừng hoạt động do yếu tố khách quan mà không phải do lỗi của các chủ thể lao động thì vẫn phải đáp ứng điều kiện trả lương trong 14 ngày đầu cho NLĐ.
 
Quy định về thời gian làm bù cho thời gian nghỉ
 
Sau khoảng thời gian ngừng việc, cơ sở lao động trở lại hoạt động như bình thường để bắt kịp chỉ tiêu bù vào những ngày đã ngừng việc thì NSDLĐ có thể yêu cầu NLĐ làm bù để thỏa lắp các khoản mà NSDLĐ vẫn phải trả cho NLĐ. Thì theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định làm thêm giờ tại cơ sở lao động được thực hiện như sau:
 
(1) Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
 
(2) NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
 
NSDLĐ phải lấy ý kiến và được sự đồng ý của NLĐ, việc này thường được thương lượng tập thể giữa các chủ thể trước khi trở lại làm việc.
 
Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.
 
Lưu ý: Bảo đảm số giờ làm thêm của NLĐ không quá 200 giờ trong 01 năm.
 
(3) NSDLĐ được sử dụng NLĐ làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
 
Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.
 
Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.
 
Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.
 
Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.
 
Các trường hợp nêu trên là những công việc ngành, nghề yêu cầu NLĐ phải thực hiện liên tục và mang tính cấp bách, việc trì hoãn hoạt động mà không làm bù kịp so với doanh số thất thoát do ngừng việc thì có thể ảnh hưởng lớn đến thị trường.
 
(4) Khi tổ chức làm thêm giờ NSDLĐ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
 
Người lao động làm bù có được tăng tiền lương?
 
Theo quy định hiện hành thì hiện nay trong tất cả các trường hợp NLĐ làm bù thì NSDLĐ căn cứ trả tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
 
NLĐ làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
 
- Làm vào ngày thường, ít nhất bằng 150% so với lương gốc.
 
- Làm vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200% so với lương gốc.
 
- Làm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.
 
Thông thường việc làm bù tại các cơ sở lao động sẽ phải tăng ca vào buổi tối vì ban ngày phải làm các công việc hiện tại. Theo đó, thời gian từ 22 giờ tối đến 06 giờ sáng ngày hôm sau được xem là thời gian làm buổi tối và NLĐ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
 
Xử phạt NSDLĐ không trả đủ lương cho NLĐ
 
Trường hợp NSDLĐ có hành vi vụ lợi cá nhân mà bóc lột sức lao động của NLĐ bằng cách bắt họ làm bù nhưng không trả lương hoặc trả lương ít hơn so với quy định thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
 
Phạt tiền đối với NSDLĐ là cá nhân có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho NLĐ theo quy định của pháp luật.
 
- Từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng đối với vi phạm từ 01 - 10 NLĐ.
 
- Từ 10 triệu đồng - 20 triệu đồng đối với vi phạm từ 11 - 50 NLĐ.
 
- Từ 20 triệu đồng - 30 triệu đồng đối với vi phạm từ 51 - 100 NLĐ.
 
- Từ 30 triệu đồng - 40 triệu đồng đối với vi phạm từ 101 - 300 NLĐ.
 
- Từ 40 triệu đồng - 50 triệu đồng đối với vi phạm từ 301 NLĐ trở lên.
 
Lưu ý: mức phạt trên chỉ áp dụng với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự mức phạt gấp 02 lần.
 
Ngoài ra, buộc NSDLĐ trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho NLĐ tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
 
Như vậy, trường hợp cơ sở lao động bị ngừng việc do các yếu tố trở ngại bên ngoài tác động dẫn đến ngưng hoạt động thì vẫn được trả lương theo quy định trong 2 tuần đầu và khi trở lại hoạt động mà NSDLĐ có yêu cầu làm bù thì phải trả lương cho NLĐ theo chế độ làm bù. Trường hợp vi phạm về tiền lương không đúng quy định thì NSDLĐ có thể bị phạt tiền từ 80 đến 100 triệu đồng
  •  261
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…