DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không xử phạt Quấy rối tình dục công sở

Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực từ 1/5/2013 đã cấm quấy rối tình dục người lao động bằng việc quy định tại bốn điều luật (điều 8, 37, 182, 183).

Điều 8: Các hành vi bị nghiêm cấm

2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

Điều 182. Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình

4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi phạm pháp luật.

Điều 183. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động

1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.

Đây là bước tiến quan trọng thúc đẩy bình đẳng giới, đặc biệt là bảo vệ phụ nữ khỏi bị quấy rối tình dục nơi công sở. Tuy nhiên, Bộ Luật lao động 2012 vẫn chưa đủ để hài lòng lao động nữ mà cần phải quy định chi tiết hơn.

Đầu năm 2013, các nhà soạn thảo đưa ra dự thảo Nghị định Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động theo đó: Phạt từ 50 – 75 triệu đồng hành vi quấy rối tình dục người lao động tại nơi làm việc và 5 – 10 triệu đồng đối với lao động là người giúp việc gia đình. Đây là bước tiên phong trong việc đưa Bộ Luật lao động 2012 vào đời sống thực tiễn nhằm triệt tiêu quấy rối tình dục.

(Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, ngày 22/8/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì không đề cập gì đến “quấy rối tình dục”. Thật khó lý giải tại sao Chính phủ lại không hướng dẫn điều đáng phải hướng dẫn như thế này.

Vậy là, một trường hợp trớ trêu xảy ra: Bộ Luật lao động 2012 cấm quấy rối tình dục nghĩa là người dân không được quấy rối tình dục, nhưng nếu quấy rối tình dục thì chẳng bị sao bởi chế tài chưa có.

Hi vọng, Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung Nghị định 95 bằng việc thêm chế tài đối với hành vi quấy rối tình dục. Có như vậy, mới hiện thực hóa được quy định tiến bộ mà Quốc hội đã đề ra.

  •  11156
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…