DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không thỏa thuận lãi suất chậm trả, có được áp dụng không?

Trong hợp đồng thương mại, việc một bên chậm trả tiền cho bên còn lại xảy ra khá phổ biến. Tuy nhiên, vì một vài lý do mà các bên không thỏa thuận về mức lãi suất chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng. Vậy, trường hợp các bên không có thỏa thuận về lãi suất chậm trả thì có được áp dụng không?

Quy định về lãi suất chậm trả theo Bộ luật Dân sự 2015

Theo quy định tại khoản 1 Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015, trong giao dịch dân sự, trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Có thể thấy, dù các bên không thỏa thuận về lãi suất hoặc thỏa thuận nhưng không xác định rõ mức lãi suất là bao nhiêu thì bên bị vi phạm nghĩa vụ vẫn có quyền buộc bên vi phạm nghĩa vụ trả tiền lãi đối với số tiền chậm thanh toán.

Cụ thể, khi phát sinh nghĩa vụ chậm trả tiền/vi phạm thời hạn thanh toán tiền lãi, tiền gốc phải trả thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, mức lãi áp dụng trong trường hợp này là theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá 20%/năm. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về mức lãi suất hoặc có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định là 10 %/năm.

Quy định về lãi suất chậm trả theo Luật Thương mại 2005

Theo quy định tại Điều 306 Luật Thương mạiĐiều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP thì khi bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hoặc chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí khác thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả tiền lãi do chậm thanh toán trong thời hạn chậm thanh toán.

Trong đó, mức lãi suất được ấn định là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp các bên lựa chọn mức lãi suất khác hoặc pháp luật có quy định khác (ví dụ pháp luật điều chỉnh đối tượng tham gia giao dịch thương mại có quy định khác).

Cụ thể hơn, Điều 11 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn về việc xác định mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường đối với số tiền chậm trả như sau:

Lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất 3 ngân hàng thương mại, ví dụ Agribank, Vietinbank, BIDV…; Và 3 ngân hàng thương mại này có đặc điểm là phải có trụ sở/chi nhánh/phòng giao dịch tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Tòa án đang giải quyết xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán;

Ngoài ra, nếu các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác về việc trả lãi suất thì được áp dụng theo lãi suất đó;

Thực tế cho thấy, việc áp dụng lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất 3 ngân hàng thương mại tại thời điểm thanh toán rất khó thực hiện nếu các bên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Lý do là bởi vì lãi suất quá hạn của mỗi ngân hàng là khác nhau và mức lãi suất là không cố định và thay đổi liên tục theo thời gian.

Như vậy, từ những phân tích trên, có thể thấy nếu các bên không có thỏa thuận về lãi suất chậm trả thì bên có quyền vẫn được áp dụng mức lãi suất tối đa là 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả của bên vay. Trường hợp bên có nghĩa vụ không chịu trả tiền lãi chậm thanh toán thì bên có quyền có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết.

  •  562
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…