DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không phải muốn kiện là kiện, mà phải có quyền khởi kiện

Một vụ án không thể nào quên. Vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển.

Về mặt nội dung thì phức tạp, vì liên quan đến pháp luật về hàng hải của quốc gia Kazakhstan, Singgapore và qui tắc Incoterm 2010. Tuy nhiên, về mặt tố tụng thì rất đơn giản. Chỉ cần nắm và hiểu rõ quy định về QUYỀN KHỞI KIỆN thì giải quyết… trong vòng một nốt nhạc. Đọc đơn khởi kiện là biết người khởi kiện không có quyền khởi kiện. Thế nhưng, vụ án kéo dài 4 năm.

Ngay từ buổi hòa giải đầu tiên, tôi đã gửi đơn đề nghị Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

Và sau đó, tôi tiếp tục gửi đơn hai lần nữa. Nhưng rất tiếc, thẩm phán xem xét đơn đề nghị của tôi quá muộn. Bốn năm sau, Tòa mới chấp nhận đề nghị của tôi, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án do người khởi kiện không có quyền khởi kiện.

Giá như Tòa án xem xét đề nghị của tôi sớm hơn thì chắc chắn các đương sự không phải mất thời gian, tốn tiền bạc để thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp sang Singgapore, Kazakhstan.

Qua nhiều buổi hòa giải, gặp nhau bên ngoài trao đổi, tôi thấy người tư vấn cho bên đi kiện không hề quan tâm đến quy định về QUYỀN KHỞI KIỆN.

Không phải cứ muốn kiện là kiện, mà phải có QUYỀN KHỞI KIỆN thì mới kiện được. Nếu không có QUYỀN KHỞI KIỆN mà nộp đơn kiện, thì về mặt luật, Tòa án phải trả hồ sơ; nếu Tòa án đã thụ lý thì phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

 

  •  3234
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

6 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…