DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không đeo khẩu trang nơi công cộng có bị PHẠT NGUỘI?

Không đeo khẩu trang nơi công cộng có bị Phạt nguội

Không đeo khẩu trang nơi công cộng có bị "Phạt nguội'

Đầu xuân năm mới, ai cũng muốn xúng xính những bộ quần áo đẹp xuống phố, tuy nhiên nhiều người quên mất chúng ta đang phải thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên tắc phòng chống dịch của Bộ Y tế để kiểm soát tối đa dịch COVID-19. Bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem nếu vô tình “quên” mang khẩu trang ra đường và chẳng may bị ai đó chụp ảnh lại, liệu các bạn có thể bị xử phạt “nguội” như phạt vi phạm giao thông hay không?

Không đeo khẩu trang có bị phạt nguội?

Câu trả lời là CÓ. Bởi lẽ “phạt nguội” là thuật ngữ dùng để chỉ việc xử phạt hành chính các hành vi vi phạm quy định của phạt luật, theo đó người có thẩm quyền xử phạt sẽ không lập biên bản ngay khi có hành vi vi phạm, mà bằng các chứng cứ đã thu thập được (qua camera, qua thông tin được xác thực và các phương tiện khác…) họ sẽ gửi thông báo để bạn biết mình đã vi phạm và phải đến nộp phạt theo quy định.

Chúng ta thường thấy hình thức xử phạt này phổ biến trong lĩnh vực giao thông, bởi lẽ hệ thống camera phục vụ việc giám sát tình hình giao thông được trang bị khắp mọi nơi.

Tuy nhiên, thực tế không phải vi phạm hành chính nào cũng sẽ bị xử phạt ngay khi thực hiện. Chẳng hạn, những người có hành vi đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thật sẽ bị xử phạt theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP, cụ thể là Điểm a Khoản 1 Điều 101. Tuy nhiên cơ quan chức năng không thể thực hiện việc xử phạt ngay khi họ đăng tải những thông tin này. Cần phải có quá trình thu thập chứng cứ, xác minh hành vi vi phạm rồi mới xử phạt.

Tương tự như vậy, nếu bạn không đeo khẩu trang, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể dựa vào các hình ảnh, video để xác định bạn đã có hành vi vi phạm hay không. Điều này tuân thủ nguyên tắc xử phạt hành chính được nhắc đến tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

“1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

...”

Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm chứng minh được hành vi vi phạm thì hoàn toàn có thể thực hiện việc phạt nguội đối với việc không đeo khẩu trang, chỉ cần việc xử phạt không bị quá thời thiệu (Điều 6 Luật này).

Hành vi không đeo khẩu trang bị xử phạt như thế nào?

Đây là một nội dung đã được nhắc đến khá nhiều trên DanLuat, mời các bạn tham khảo các bài viết sau đây!

>>>  Tổng hợp mức phạt hiện hành liên quan đến các hành vi vi phạm công tác phòng, chống Covid 19

>>> Phòng Covid-19: Mức phạt mới cho người không đeo khẩu trang nơi công cộng từ 28/9

Như vậy, mức phạt cao nhất cho hành vi này có thể lên đến 3 triệu đồng nếu bị phạt nguội hoặc phạt trực tiếp!

  •  1477
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…