DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không có chứng cứ chứng minh phạm tội thì bao lâu được thả người?

Mới đây vụ 4 nữ tiếp viên hàng không bị bắt quả tang vận chuyển trái phép 10kg chất ma túy tại khu vực hải quan sân bay Tân Sơn Nhất TP.HCM đã được cơ quan Công an trả tự do sau khi điều tra mà chưa có chứng cứ chứng minh cấu thành tội phạm.
 
Nhiều người đặt ra câu hỏi rằng một người bị bắt thì bao lâu tra khảo sẽ được trả tự do và trường hợp vụ án đã khởi tố hình sự thì trả tự do những bị can có ảnh hưởng đến quá trình điều tra?
 
khong-co-chung-cu-chung-minh-pham-toi-thi-bao-lau-duoc-tha-nguoi?
 
1. Trường hợp nào sẽ trả tự do cho người bị buộc tội?
 
Trường hợp cơ quan điều tra bắt người tình nghi có liên quan đến vụ án do suy đoán vô tội quy định tại Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì thực hiện như sau:
 
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
 
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
 
Do đó, nếu cơ quan điều tra nhận thấy không tìm được yếu cấu thành tội phạm cho đến khi kết thúc chuyên án điều tra thì có thể ra quyết định thả người.
 
2. Thời gian tạm giữ điều hình sự đối với bị tình nghi là bao lâu?
 
Kể từ khi nhận người để tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử phục vụ cho công tác điều tra nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc về thời gian theo Điều 459 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
 
- Căn cứ, thẩm quyền và thủ tục tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
 
- Thời hạn tạm giữ không được quá 03 ngày kể từ ngày Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
 
- Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra không quá 20 ngày.
 
- Trong giai đoạn truy tố không quá 05 ngày.
 
- Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không quá 17 ngày.
 
- Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm không quá 22 ngày.
 
Sau khoản thời gian ở mỗi giai đoạn trên mà không có chứng cứ cấu thành tội phạm thì phải thả người.
 
3. Thời hạn điều tra vụ án hình sự
 
Về thời hạn điều mà cơ quan Công an vẫn chưa tìm ra được chứng cứ chứng minh người phạm tội sẽ kết thúc điều tra nếu sau khoản thời hạn điều tra được quy định tại Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
 
Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
 
Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
 
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
 
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
 
- Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
 
- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
 
- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
 
Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng VKSND tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
 
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
 
Như vậy, nếu cơ quan điều tra mà không thể chứng minh người bị tình nghi cấu thành tội phạm thì sẽ phải thả người sau khoản thời gian tạm giữ điều tra hoặc kết thúc điều tra sau thời gian tạm giữ vẫn chưa có kết quả khả thi.
  •  2405
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…