DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Không chấp hành lệnh nhập ngũ có thể bị phạt đến 75 triệu đồng

Đang trong mùa nhập ngũ của các chiến sĩ, việc nhập ngũ hay tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự được coi là một trong những nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mọi công dân. Tuy nhiên, một số trường hợp lại không hề chấp hành đúng theo quy định pháp luật. Cụ thể, hành vi vắng mặt của công dân, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ là hành vi vi phạm pháp luật.

Vắng mặt khi có lệnh nhập ngũ có vi phạm pháp luật?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 47 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức để công dân chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ.

Theo đó, khi có lệnh gọi nhập ngũ, công dân phải có mặt đúng giờ, đúng địa điểm. Hành vi vắng mặt của công dân trong trường hợp trên là hành vi vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên trừ các trường hợp có lý do chính đáng được quy định tại Điều 4 Thông tư 07/2023/TT-BQP, như sau:

“Lý do chính đáng” là một trong các trường hợp sau:

- Người phải thực hiện việc kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự, gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại điểm b khoản này chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.

- Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại điểm b khoản này nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.

- Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu; hoặc có nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở được quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Bên cạnh đó, trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 4 phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã điều trị hoặc trạm y tế cấp xã nơi cư trú; trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 4 phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền.

Xử phạt hành vi vắng mặt khi có lệnh nhập ngũ

Căn cứ theo tại khoản 3, Điều 7 Nghị định 120/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9, Điều 1, Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

Phạt tiền từ 50-75 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 7.

Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự.

  •  969
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…