DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi ngân hàng phá sản thì vấn đề tiền gửi và tiền vay sẽ thế nào?

Tại Điều 152b Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2017 có quy định như sau:
 
"Điều 152b. Nội dung phương án phá sản
 
Phương án phá sản bao gồm các nội dung tối thiểu sau đây:
 
1. Đánh giá thực trạng và quá trình xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quyết định chủ trương phá sản;
 
2. Đánh giá tác động của việc thực hiện phương án phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đối với sự an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng.
 
3. Phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân;
 
4. Lộ trình thực hiện và trách nhiệm triển khai phương án phá sản."
 
Theo đó thì trước khi thực hiện thủ tục phá sản, phía ngân hàng sẽ xây dựng phương án phá sản, trong đó sẽ bao gồm phương án chi trả tiền gửi của khách hàng là cá nhân. Theo đó thì tùy vào phương án mà ngân hàng xây dựng, các cá nhân gửi tiền tại ngân hành có thể nhận lại ít hay nhiều phần tiền gửi của mình.
 
Ngân hàng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định pháp luật (Điều 10 Luật các tổ chức tín dụng 2010). Tại Điều 24 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 có quy định như sau:
 
"Điều 24. Hạn mức trả tiền bảo hiểm
 
1. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
 
2. Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. "
 
Điều này đã được hướng dẫn cụ thể tại Quyết định 21/2017/QĐ-TTg, cụ thể tại Điều 3 có quy định như sau:
 
"Điều 3. Hạn mức trả tiền bảo hiểm 
 
Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng (bảy mươi lăm triệu đồng). "
 
Theo đó thì ngoài được nhận lại quyền lợi theo phương án phá sản nêu trên, cá nhân gửi tiền còn có thể nhận được một khoản bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng. 
 
Trước khi một ngân hàng thực hiện thủ tục phá sản thì sẽ được đặt trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt và xây dựng các phương án phục hồi ngân hàng (quy định tại Điều 148, 148a, 148b Luật sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng 2017). Theo đó thì trước khi phá sản, ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục thu hồi các khoản nợ còn lại, trường hợp không thể thu hồi được thì có thể bán khoản nợ này cho tổ chức khác. 
  •  5146
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…