DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi nào miễn trách nhiệm hình sự cho người đưa hối lộ?

Hiện nay, công tác điều tra tội phạm tham nhũng, hối lộ ngày càng được đẩy mạnh. Qua đó, xử lý các trường hợp vi phạm giúp nhà nước thu hồi được số tiền vi phạm và răn đe loại tội phạm này. Vừa qua, tại Tp. TĐ một giám đốc A đã hối lộ với tổng số tiền lên đến hơn 60 tỷ cho cựu cán bộ điều tra tội phạm tham nhũng và những đồng phạm môi giới để “chạy án” cho các sai phạm của mình.
 
mien-trach-nhiem-hinh-su-toi-hoi-lo
 
Sau khi đưa hối lộ nhưng không thực hiện công việc, giám đốc này đã tự thú khai báo trước khi bị phát giác nên được miễn trách nhiệm hình sự. Điều này gây nên nhiều tranh cãi rằng có phải trong trường hợp nào người phạm tội hối lộ tự đầu thú thì cũng được miễn trách nhiệm hình sự?
 
Phạm tội đưa hối bị phạt bao nhiêu năm tù?
 
Có thể hiểu phạm tội đưa hối lộ là việc người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Trong vụ án trên thì giám đốc A sẽ bị xử lý theo khoản 4 Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
 
Vì số tiền mà giám đốc này đưa hối lộ lên đến hơn 60 tỷ cho các đồng phạm khác vi phạm trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt từ tù 12 năm - 20 năm.
 
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng - 50 triệu đồng.
 
Tuy nhiên, trong trường hợp trên do người này đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ mặc dù người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc.
 
Như vậy, theo quy định Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 thì người nào có hành vi tự thú trước khi bị phát giác như bị tố cáo hay điều tra của cơ quan có thẩm quyền thì có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
Căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự
 
Để được miễn truy cứu trách nhiệm trong trường hợp này thực tế vẫn có nhưng rất hiếm, thường những vụ tham nhũng, hối lộ với số tiền rất lớn vượt qua số tiền kịch khung mà luật quy định. Nên việc tự thú sẽ được xem xét kỹ lưỡng để phục vụ công tác điều tra các sai phạm khác có liên quan, thì cụ thể tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi BLHS 2017) đã quy định rõ người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
 
(1) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
 
(2) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa.
 
(3) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
 
Theo đó, hành vi chủ động thành khẩn khai báo của giám đốc A thuộc trường hợp có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự khi phối hợp với cơ quan chức năng phục vụ công tác điều tra.
 
Truy cứu hình sự người nhận hối lộ và môi giới hối lộ
 
Sau khi giám đốc A đã thành khẩn khai báo người nhận hối lộ và các đồng phạm thực hiện việc môi giới “chạy án” cho ông thì những người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình với các khung hình phạt sau:
 
(1) Người nhận hối lộ
 
Người nhận hối lộ là người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
 
Theo điểm a khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phạm tội thuộc trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 01 tỷ đồng trở lên.
 
Cựu cán bộ này còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm - 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng - 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Trong trường hợp này thì cán bộ này đã bị cách chức do nhận hối lộ và bị truy cứu trách nhiệm.
 
(2) Người môi giới hối lộ
 
Bên cạnh việc truy cứu trách nhiệm hình sự người đưa hối lộ và người nhận hối lộ thì vẫn còn một bên thứ ba làm trung gian hỗ trợ giám đốc A thực hiện việc môi giới với người có thẩm quyền điều tra để “chạy án”.
 
Theo cáo trạng số tiền mà tất cả các bị cáo trên đều nhận với số tiền trên 01 tỷ đồng mà luật quy định thì bị phạt tù từ 08 năm - 15 năm tù theo khoản 4 Điều 365 Bộ luật Hình sự 2015.
 
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng - 200 triệu đồng.
 
Do người nhận hối lộ và người thực hiện môi giới hối lộ đều bị phát giác từ giám đốc A nên sẽ không được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
Như vậy, người đưa hối hộ nhưng chủ động tự thú trước khi bị phát giác có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Nhưng trong thực tế số tiền hối lộ quá lớn thì sẽ khó được miễn trách nhiệm hình sự. Vì miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đưa hối lộ trong trường hợp bị ép buộc sẽ hợp lý hơn trong trường hợp vị giám đốc này là người chủ động đưa hối lộ qua đó cấu thành ý chí phạm tội từ ban đầu.
  •  547
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…