DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khi nào giả mạo nhãn hiệu bị xử lý hình sự?

Câu chuyện về tranh chấp dân sự về vụ “đạo nhái” nhãn hiệu giữa Sabeco và bia Sài Gòn Việt Nam đến nay vẫn chưa có hồi kết khi cơ quan điều tra, Viện kiểm sát đang bắt đầu hình sự hóa vụ kiện dân sự.
 
Trước đó, Công ty Sabeco đã kiện Công ty bia Sài Gòn Việt Nam đã đạo nhái nhãn hiệu của mình khi cơ quan điều tra đã tạm giữ các loại bia của bia Sài Gòn Việt Nam tại Vũng Tàu. 
 
Được biết giám đốc của bia Sài Gòn Việt Nam đã từng là nhân viên của Sabeco, sau khi nghỉ việc ông này đã về Vũng Tàu và thành lập công ty. Vậy hành vi của công ty bia Sài Gòn Việt Nam có bị xử lý hình sự.
 
khi-nao-gia-mao-nhan-hieu-bi-xu-ly-hinh-su?
 
1. Viện khoa học sở hữu trí tuệ có được giám định hình sự?
 
Theo Luật sư bào chữa cho giám đốc công ty Sài Gòn Việt Nam cho rằng Viện Khoa học sở hữu trí tuệ không phải là tổ chức giám định tư pháp kỹ thuật hình sự do chỉ được giám định trong tranh chấp dân sự.
 
Mà cơ quan tố tụng sử dụng kết luận giám định của cơ quan này để buộc tội là vi phạm tố tụng. So sánh hai nhãn hiệu, nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy nhiều điểm khác biệt rõ ràng và dễ dàng nhận biết, không thể gây nhầm lẫn như cáo buộc.
 
2. Có nên hình sự hóa việc xâm phạm nhãn hiệu?
 
- Quan điểm của cơ quan tố tụng cho rằng việc hình sự hóa:
 
Với lý do Ông Trung nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu bia Sài Gòn Việt Nam tại Cục Sở hữu trí tuệ và được cục này chấp nhận đơn hợp lệ đối với kiểu dáng công nghiệp ngày 15/7, đối với nhãn hiệu ngày 12/8/2019 và đăng công báo.
 
Dù chưa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nhưng Công ty bia Sài Gòn Việt Nam đã đặt hàng cơ sở sản xuất bia BiVa (TP Bà Rịa) để sản xuất sản phẩm bia lon mang thương hiệu "Bia Saigon Vietnam" để bán ra thị trường với quy mô thương mại, cụ thể đã xuất ra thị trường 3.300 thùng bia cho 3 khách hàng, thu 578 triệu đồng.
 
- Quan điểm của Luật sư bào chữa cho rằng đây là tố tụng dân sự:
 
Luật sư cho rằng theo công bố mới nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện nay tại Việt Nam chỉ có 6 nhãn hiệu nổi tiếng gồm: Vinamilk, IKEA, Vinacafe, Nike, Petrolimex, Phạm và Liên Danh, không có tên bia Sài Gòn của SABECO.
 
Ngoài ra, đối với tội danh này, người phạm tội phải có lỗi cố ý. Tuy nhiên từ khi thành lập doanh nghiệp, ông Trung đã nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu cho bia Sài Gòn Việt Nam, thể hiện ông Trung không có lỗi cố ý.
 
3. Có nên hình sự hóa vụ kiện nhãn hiệu bia Sài Gòn?
 
Pháp nhân thương mại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ 4 yếu tố theo quy định khoản 1 điều 75 Bộ luật hình sự 2015 bao gồm:
 
- Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại.
 
- Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại.
 
- Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.
 
- Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Bộ luật hình sự 2015.
 
Đặc biệt, để có thể xử lý pháp nhân thương mại phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 thì bắt buộc pháp nhân đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 
 
Tuy nhiên, pháp nhân Công ty bia Sài Gòn Việt Nam chưa hội đủ cơ sở bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
Một trong những hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn, có khả năng gây nhầm lẫn.
 
Tuy nhiên, khái niệm "gây nhầm lẫn và khả năng gây nhầm lẫn" hiện chưa có quy định chi tiết, mà chỉ quy ước chung chung, nặng về suy luận theo cảm tính nên chưa đảm bảo yếu tố pháp lý để xem xét trong quá trình xử lý.
 
Mặt khác, Công ty bia Sài Gòn Việt Nam chưa nhận được văn bản từ chối cấp chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với thùng bia Sài Gòn Việt Nam Lager và kiểu dáng công nghiệp nhãn sản phẩm bia Sài Gòn Việt Nam Lager.
 
Như vậy, từ những luận điểm trên không nên hình sự hóa việc kiểu dáng, thương hiệu của hãng bia Sài Gòn Việt Nam về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà chỉ nên thực hiện tố tụng dân sự về tranh chấp nhãn hiệu.
  •  141
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…