DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng?

Kể từ khi giá xăng được Nhà nước thực hiện các chính bình ổn giá, đến nay giá xăng đã gần như đã ổn định trở lại. Tuy nhiên, gần đây tình trạng khan hiếm xăng dầu đã diễn ra liên tục do những ảnh hưởng tác động của toàn cầu, Việt Nam chúng ta cũng không ngoại lệ trong số đó.
 
khan-hiem-xang-dau-co-phai-la-su-kien-bat-kha-khang
 
Hiện nay, các cửa hàng xăng, dầu ở các tỉnh, thành miền nam hay đặc biệt tại TP.HCM đã diễn ra tình trạng khan hiếm xăng, dầu trầm trọng. Trong bối cảnh hiện nay, nhiều doanh nghiệp lo ngại vì thiếu xăng sẽ dẫn đến gián đoạn và bồi thường do vi phạm hợp đồng thương mại . Vậy, tình trạng khan hiếm xăng dầu có phải là sự kiện bất khả kháng?
 
Sự kiện bất khả kháng là gì?
 
Sự kiện bất khả kháng là yếu tố cơ bản được áp dụng rất nhiều trong hợp đồng, nhất là trong vận chuyển hàng hóa. Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
 
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
 
Sự kiện bất khả kháng phải thỏa mãn 03 yếu tố sau:
 
(1) Xảy ra một cách khách quan.
 
(2) Không thể lường trước được.
 
(3) Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp.
 
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
 
Ví dụ các trường hợp cụ thể được xem sự kiện bất khả kháng gồm: 
 
- Các sự kiện tự nhiên (như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa,…).
 
- Các sự kiện do con người tạo nên (như bạo động, nổi loạn, chiến sự, chống đối, phá hoại, cấm vận, bao vây, phong tỏa, bất cứ hành động chiến tranh nào hoặc hành động thù địch cộng đồng cho dù chiến tranh có được tuyên bố hay không,…).
 
Hậu quả của sự kiện bất khả kháng chính là làm cho bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. 
 
Theo đó, nếu các bên có áp dụng sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng căn cứ khoản 2 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 thì trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
 
Thiếu hụt có được xem là sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại?
 
Hiện nay, chưa có quy định nào công nhận tình trạng khan hiếm xăng, dầu là tình trạng khẩn cấp do cơ quan có thẩm quyền quyết định. Bởi vì tình trạng này chỉ diễn ra ở khu vực miền nam chứ chưa lan rộng ra cả nước. 
 
Theo Luật Thương mại 2005 không có quy định về sự kiện bất khả kháng cũng như không có quy định tình trạng thiếu xăng là cơ sở cho phép miễn trừ thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường.
 
(1) Hợp đồng ghi nhận thỏa thuận ‘khan hiếm xăng, dầu’ là sự kiện bất khả kháng.
 
Khi giao kết hợp đồng thương mại thì cả hai phải có nghĩa vụ tuân thủ thỏa thuận trong hợp đồng và các quy định của pháp luật về miễn trừ trách nhiệm đối với sự kiện bất khả kháng.
 
Trong trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Tòa án hoặc Trọng tài thương mại) thường ưu tiên áp dụng thỏa thuận của các bên trong hợp đồng để công nhận miễn trừ trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng.
 
(2) Hợp đồng không có thỏa thuận “khan hiếm xăng dầu” là sự kiện bất khả kháng.
 
Theo quy định đã nhắc trước đó về sự kiện bất khả kháng cần phải có đủ 03 yếu tố dẫn đến việc không thể thực hiện hợp đồng và được miễn trừ trách nhiệm bồi thường.
 
- Yếu tố khách quan: Việc thiếu hụt xăng dầu thật ra một phần lỗi cũng là do phía vận chuyển chủ quan không dự trữ xăng, dầu trước khi thực hiện vận chuyển vì vậy đây không được xem là yếu tố khách quan.
 
- Không thể lường trước: Quả thật việc khan hiếm nguồn cung xăng, dầu là việc rất ít người nghĩ đến mặc dù chỉ diễn ra ở các nước khác.
 
- Không thể khắc phục: Việc vận chuyển vẫn có thể có cách thực hiện được là điều hoàn toàn có thể, ví dụ như tìm kiếm nguồn cung xăng dầu trên toàn phạm vi nhanh nhất, hoặc hợp đồng thuê xe khác có đủ điều kiện vận chuyển.
 
Như vậy, qua các phân tích trên cho thấy trừ khi các bên đã lường trước sự việc khan hiếm xăng, dầu nên đã áp dụng sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng thương mại. Còn trường hợp các bên không áp dụng thì đây không được xem là sự kiện bất khả kháng và nếu không thể thực hiện hợp đồng thì bên vận chuyển có thể đền bù thiệt hại phát sinh.
  •  640
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…