DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Khác biệt giữa giải thể và tổ chức lại doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp và tổ chức lại doanh nghiệp là hai trong những thủ tục dẫn đến việc doanh nghiệp chấm dứt tồn tại.

Vậy, hai hình thức chấm dứt hoạt động doanh nghiệp này có gì khác nhau. Mọi người cùng tìm hiểu tại bảng phân biệt dưới đây nhé.

TIÊU CHÍ

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

TỔ CHỨC LẠI DOANH NGHIỆP

Định nghĩa

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc của cơ quan có thẩm quyền.

Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Các trường hợp tiến hành

Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

-TH1: Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

-TH2: Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

-TH3: Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

-TH4: Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

 

Doanh nghiệp có thể tiến hành:

(1) Chia doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.

(2) Tách doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

(3) Hợp nhất doanh nghiệp: Hai hoặc một số công ty có thể hợp nhất thành một công ty mới, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

(4) Sáp nhập doanh nghiệp: Một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

(5) Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần;

-  Công ty cổ phần có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn;

- Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

Chủ thể quyết định

Chủ doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp

Nguyên nhân

Có thể:

- Xuất phát từ ý chí chủ quan của chủ sở hữu doanh nghiệp khi mà mục đích của doanh nghiệp không đạt được;

- Hoặc xuất phát từ ý chí của nhà nước khi mà điều kiện tồn tại của doanh nghiệp không còn hoặc do doanh nghiệp vi phạm pháp luật.

Nguyên nhân duy nhất là do ý chí của chủ doanh nghiệp.

Nhà nước với vai trò quản lý không thể can thiệp buộc doanh nghiệp phải tổ chức lại.

Mục đích khi tiến hành

Nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do việc kinh doanh không đạt hiệu quả như mong muốn. Việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp sẽ có lợi hơn đối với chủ doanh nghiệp

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc chuyển đổi cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp để phù hợp với nhu cầu, điều kiện của doanh nghiệp nhưng không làm chấm dứt sự tồn tại, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Thời điểm hoàn thành thủ tục

Thủ tục giải thể được xem là hoàn thành khi mà cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý đã giải thể của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Có thể doanh nghiệp cũng sẽ bị chấm dứt tồn tại như đối với trường hợp chia, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp nhưng không thể xem đây là thời điểm hoàn thành thủ tục. Thủ tục này chỉ được coi là hoàn thành khi các doanh nghiệp mới được thành lập.

Hậu quả pháp lý

Sau khi hoàn thành thủ tục thì doanh nghiệp được xem là đã giải thể nghĩa là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp không được kế thừa.

Chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu việc giải thể doanh nghiệp thực hiện không đúng pháp luật.

Về bản chất, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đó vẫn được kế thừa trong các doanh nghiệp được thành lập mới hoặc đăng ký thay đổi do tổ chức lại.

Căn cứ pháp lý: Luật doanh nghiệp 2014.

  •  5607
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…