DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn tố giác tội phạm tại cơ quan có thẩm quyền

Bài viết tham khảo:

>>> Phân biệt tố cáo và tố giác;

>>> Tổng hợp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc hành chính, dân sự, đất đai, hình sự;

>>> Thủ tục khiếu nại, tố cáo;


Thông thường khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì người dân có quyền thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cơ quan điều tra vào cuộc xử lý theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 và được hướng đinh chi tiết tại Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Sau đây là bài viết hướng dẫn về việc tố giác, tin báo về tội phạm đến cơ quan có thẩm quyền. các bạn cùng lưu ý để khi có phát hiện thì liên hệ tố giác ngay nhé.

Theo Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau:

- Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

- Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Theo đó, nếu bạn phát hiện có dấu hiệu tội phạm, bạn có thể tố giác, tin báo về tội phạm  đến cơ quan có thẩm quyền, thực hiện bằng các hình thức: Bằng lời hoặc bằng văn bản.

+ Nếu tiếp nhận trực tiếp, phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận, trong một số trường hợp có thể ghi âm, ghi hình việc tiếp nhận;

+ Nếu tiếp nhận gián tiếp qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận

Lưu ý: Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm (Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017) bao gồm:

- Cơ quan điều tra;

- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Viện kiểm sát các cấp;

- Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Thời hạn giải quyết thông tin tố giác tội phạm.

- Thời hạn chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền sau khi nhận thông tin tố giác tội phạm là 24g.

- Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết.

Do đó, khi bạn có phát hiện dấu hiệu phạm tội của người khác bạn hãy tố giác đến cơ quan có thẩm quyền để cơ quan điều tra vào cuộc và xử lý tội phạm theo quy định. Các bạn có thể cập nhật các đường giây nóng về tố giác tội phạm tại đây:

=> Tổng hợp các đường dây nóng phản ánh;

  •  9217
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…