DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn thủ tục giảm vốn điều lệ trên Giấy phép kinh doanh

Vốn điều lệ doanh nghiệp được xem là tổng tài sản của doanh nghiệp, một doanh nghiệp được định giá cổ phiếu được dựa trên tổng số vốn điều lệ và quy mô của doanh nghiệp đó. Vậy trường hợp doanh nghiệp muốn giảm vốn điều lệ trên Giấy phép kinh doanh thì thủ tục được thực hiện ra sao?
 
huong-dan-thu-tuc-giam-von-dieu-le-tren-giay-phep-kinh-doanh
 
1. Khi nào cần phải điều chỉnh Giấy phép kinh doanh?
 
Cụ thể tại Điều 14 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định Giấy phép kinh doanh được điều chỉnh khi có thay đổi một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
 
(1) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính và người đại diện theo pháp luật;
 
(2) Chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập;
 
(3) Hàng hóa phân phối;
 
(4) Các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
 
(5) Các nội dung khác.
 
Do đó, nếu doanh nghiệp muốn thay đổi, sửa chữa, điều chỉnh các nội dung trên thì thực hiện thay đổi Giấy phép kinh doanh.
 
2. Hồ sơ điều chỉnh Giấy phép kinh doanh cần chuẩn bị gì? 
 
Căn cứ Điều 15 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ điều chỉnh Giấy phép kinh doanh gồm:
 
- Đơn đề nghị điều chỉnh Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
 
- Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trừ trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 09/2018/NĐ-CP: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ghi nhận nội dung điều chỉnh.
 
Giấy phép kinh doanh được cấp lại trong trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác.
 
Trường hợp thay đổi nội dung quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 11 Nghị định này: Tài liệu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 12 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
 
3. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh 
 
Căn cứ Điều 13 Nghị định 09/2018/NĐ-CP trình tự cấp Giấy phép kinh doanh được thực hiện như sau:
 
- Hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến Cơ quan cấp Giấy phép.
 
- Số lượng hồ sơ
 
+ Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 01 bộ;
 
+ Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP: 02 bộ;
 
+ Trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định này: 03 bộ.
 
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.
 
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 Nghị định này
 
+ Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
 
+ Trường hợp đáp ứng ứng điều kiện
 
Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh để thực hiện hoạt động quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; trường hợp từ chối cấp phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
 
Cơ quan cấp Giấy phép gửi hồ sơ kèm văn bản lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 3 Điều 8 Nghị định này (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
  •  410
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…