DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất cho mượn, cho ở nhờ

Giải quyết tranh chấp dất đai nhờ trông giữ dùm

Giải quyết tranh chấp đất nhờ trông giữ dùm - Ảnh minh họa

Tranh chấp đất đai nhờ trông coi dưới hình thức cho mượn, cho ở nhờ là tranh chấp về quyền sử dụng đất, nhà và tài sản gắn liền với đất giữa người có quyền sử dụng đất và người được nhờ trong coi. Trong thực tế, loại tranh chấp này rất thường xuyên xảy ra. Vì quan hệ cho mượn thường giữa những người quen và tin tưởng nhau, nên thường không có giấy tờ thỏa thuận rõ ràng về việc trong coi, quản lý, sử dụng đất và tài sản trên đất. Hoặc do cả hai bên không nắm rõ quy định pháp luật về thủ tục giấy tờ trong trường hợp này khiến cho giấy tờ không có hiệu lực hoặc một bên gian dối về thỏa thuận trên.

Vậy phải làm gì để đòi lại đất trường hợp bên kia không chịu trả?

Để đòi được mảnh đất cho mượn cho ở nhờ bạn phải chứng minh nguồn gốc sử dụng đất của bạn là hợp pháp, cụ thể là là các loại giấy tờ kê khai đăng ký đất? Giấy tờ biên lai đóng thuế sử dụng đất,… hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. Ngược lại, nếu bạn không có một trong các loại giấy tờ theo quy định mà bên kia có một trong các loại giấy tờ đó thì bạn khả năng cao là sẽ không thể đòi lại được thửa đất đó.

Về thủ tục:

Bên cho mượn, cho ở nhờ sẽ gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Tranh chấp sẽ được thực hiện thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã nơi vị trí đất, nếu không thành thì được giải quyết như sau.

Trường hợp 1: Đối với đất có đầy đủ giấy tờ thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân;

Trường hợp 2: Đối với đất không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các giấy tờ khác chứng minh được quyền sử dụng đất tại Điều 100  Luật Đất đai 2013 thì Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật về tố tụng dân sự. 

Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

+ Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Nếu một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

+ Tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.  Nếu một trong các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu này thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường để yêu cầu giải quyết (Điều 203 Luật Đất Đai 2013)

Pháp luật cũng quy định về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Nghĩa là trường hợp người trông coi đất chiếm hữu ngay tình liên tục, công khai trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu bất động sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu. (Điều 236 Bộ Luật dân sự 2015)

Lưu ý: đối với trường hợp nhờ trông coi đất, nhà tài sản sản gắn liền với đất thì chủ sở hữu lưu ý nên thỏa thuận rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, thời hạn trong coi, .. chi tiết dưới dạng văn bản có chữ ký của hai bên, công chứng, mỗi bên giữ một bản. Không nên tự tải các mẫu văn bản thỏa thuận trên mạng mà không có nguồn uy tín về.

  •  7018
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…