DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn chữa Covid-19 bằng phương pháp y học cổ truyền

Bộ Y Tế đã ban hành Quyết định 4539/QĐ-BYT năm 2021 ban hành "Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19", theo Y học cổ truyền, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp trên, giai đoạn đầu tập trung chủ yếu ở vùng mũi họng. Sử dụng một số phương pháp y học cổ truyền kết hợp với các phương pháp phòng bệnh khác theo quy định để hạn chế lây nhiễm và phòng ngừa bệnh.

1. Hướng dẫn xông phòng ở, nơi làm việc: Dùng các loại thuốc, tinh dầu có tác dụng phương hương hóa thấp.

* Phương pháp 1
 
- Nguyên liệu: Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Húng quế, Gừng, Tỏi, lá Bưởi, Kinh giới, Tía tô, Tràm gió...
 
- Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng 1 loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g-400g, tuỳ theo diện tích phòng. Cho dược liệu vào nồi, đổ nước ngập dược liệu, đậy nắp nồi, đun sôi lăn tăn, mở nắp để hơi nước bão hoà tinh dầu khuyếch tán ra không gian phòng, tiếp tục đun sôi nhỏ thêm 30 phút, đóng cửa phòng khoảng 20 phút. Ngày làm hai lần, sáng và chiều.
 
* Phương pháp 2
 
- Nguyên liệu: Sử dụng tinh dầu Hoắc hương, Sả, Chanh, Bạc hà, Hương nhu, Bưởi, Tràm, Quế... được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành.
 
- Liều dùng, cách dùng: Tuỳ theo diện tích phòng (10 - 40m2) lấy lượng tinh dầu phù hợp (2 - 4ml), hoà tan tinh dầu trong ethanol 75%, lắc đều, cho vào bình xịt phun sương, xịt quanh phòng, đóng cửa phòng khoảng 20 phút, ngày xịt 2 đến 3 lần.
 
Lưu ý:
 
- Không được xông trực tiếp vào người.
 
- Không xông tinh dầu trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử co giật do sốt cao, động kinh, người có dị ứng với tinh dầu.
 
Sát khuẩn/vệ sinh tại chỗ vùng mũi họng:
 
Sử dụng dung dịch có nguồn gốc từ dược liệu, thuốc cổ truyền để súc họng, xịt mũi họng, xông mũi họng nhằm làm sạch đường hô hấp trên.
 
xong-hoi-tri-covid
 
 2. Điều trị cho Bệnh nhân F0 không có triệu chứng:
 
Người nhiễm SARS-CoV-2 được khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR dương tính hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính, nhưng không có triệu chứng lâm sàng.
 
Pháp điều trị: Phù chính khu tà.
 
Điều trị cụ thể:
 
(1) Đối pháp lập phương: Thầy thuốc căn cứ vào tình trạng và diễn biến cụ thể của người bệnh để kê đơn điều trị theo đối pháp lập phương.
 
(2) Bài thuốc tham khảo:
 
Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và tình trạng cụ thể của bệnh nhân, thầy thuốc tham khảo các bài thuốc dưới đây, trong quá trình kê đơn điều trị có thể gia giảm cho phù hợp.
 
Bài 1: Ngọc bình phong tán
 
- Nguồn gốc: Cứu nguyên phương
 
- Thành phần:
 
Hoàng kỳ - Radix Astragali membranacei 16 -32g
 
Bạch truật - Rhizoma Atractylodis macrocephalae 16-32g
 
Phòng phong - Radix Saposhnikoviae divaricatae 8-16g
 
- Dạng bào chế: Bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.
 
- Cách dùng, liều dùng:
 
+ Dạng thuốc sắc: Sắc lấy 300ml chia uống 2 lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng bột: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 gam, hãm với khoảng 150ml nước sôi rồi chắt lấy nước uống, bỏ bã thuốc.
 
+ Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.
 
Bài 2: Nhân sâm bại độc tán
 
- Nguồn gốc: Thái Bình Huệ Dân Hòa tễ cục phương.
 
- Thành phần:
 
Sài hồ - Radix Bupleuri - 12g
 
Bạch linh - Poria - 12g
 
Nhân sâm - Rhizoma et Radix Ginseng - 12g
 
Tiền hồ - Radix Peucedani - 12g
 
Cát cánh - Radix Platycodi grandiflorae - 12g
 
Xuyên khung - Rhizoma Ligustici wallichii - 12g
 
Chỉ xác - Fructus Aurantii - 12g
 
Khương hoạt - Rhizoma et Radix Notopterygii - 12g
 
Độc hoạt - Radix Angelicae pubescentis - 12g
 
Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 12g
 
- Dạng bào chế: Bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.
 
- Cách dùng, liều dùng:
 
+ Dạng thuốc sắc: Khi sắc cần lưu ý đặc điểm của mỗi vị thuốc để đảm bảo hiệu quả. Sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia đều 2 lần sau ăn.
 
+ Dạng bột: Mỗi lần uống 8g, hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Mỗi ngày uống 2 lần.
 
+ Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.
 
Bài 3: Sâm tô ẩm
 
- Nguồn gốc: Thái Bình Huệ Dân Hòa tễ cục phương.
 
- Thành phần:
 
Nhân sâm - Rhizoma et Radix Ginseng - 12g
 
Tô diệp - Folium Perillae - 12g
 
Cát căn - Radix Puerariae thomsonii - 12g
 
Tiền hồ - Radix Peucedani - 8g
 
Bán hạ chế - Rhizoma Pinelliae - 6g
 
Bạch linh - Poria - 12g
 
Trần bì - Pericarpium Citri reticulatae perenne - 8g
 
Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 8g
 
Cát cánh - Radix Platycodi grandiflorae - 8g
 
Chỉ xác - Fructus Aurantii - 8g
 
Mộc hương - Radix Saussureae lappae - 6g
 
- Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Nếu không có Nhân sâm có thể thay thế bằng Đảng sâm với liều tương đương.
 
- Cách dùng, liều dùng:
 
+ Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng bột: Mỗi lần dùng 12-15g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.
 
Bài 4: Đạt nguyên ẩm
 
- Nguồn gốc: Ôn dịch luận.
 
- Thành phần:
 
Binh lang - Semen Arecae - 16g
 
Hậu phác - Cortex Magnoliae officinali - 8g
 
Thảo quả - Fructus Amomi aromatici - 4g
 
Tri mẫu - Rhizoma Anemarrhenae - 8g
 
Xích thược - Radix Paeoniae - 8g
 
Hoàng cầm - Radix Scutellariae - 8g
 
Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 4g
 
- Dạng bào chế: Dùng dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.
 
- Cách dùng, liều dùng:
 
+ Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.
 
Lưu ý: Mỗi phương điều trị mới kê nên dùng trong 3 ngày, nếu không xuất hiện triệu chứng thì tiếp tục sử dụng cho đến khi có kết quả xét nghiệm RT- PCR âm tính, nếu xuất hiện thêm triệu chứng thì phải gia giảm phù hợp.
 
3. Bệnh nhân F0 mức độ nhẹ:
 
Bệnh nhân có xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2, hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu là sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau cơ, ít gặp hơn như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy, mất khứu giác, tê lưỡi; chưa có dấu hiệu viêm phổi, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời.
 
Theo Y học cổ truyền, thể bệnh này chủ yếu là lúc ôn dịch mới bắt đầu xâm phạm vào Phế vệ, biểu hiện không rõ ràng các chứng trạng của hàn, nhiệt, thấp. Thận trọng khi dùng các thuốc quá khổ hàn và ôn táo dễ gây tổn thương đến chính khí làm bệnh nặng hơn .
 
Nhóm này được chia ra làm hai thể cơ bản:
 
3.1. Thể hàn thấp:
 
Triệu chứng lâm sàng: Sốt, sợ lạnh, người mệt, toàn thân mỏi đau, ho, khạc đờm, ngực bức khó chịu, không muốn ăn, buồn nôn, nôn, đại tiện dính nhớt không thông. Chất lưỡi bệu nhạt có hằn răng hoặc hồng nhạt, rêu trắng dày bẩn nhớt hoặc trắng nhớt, mạch khẩn, nhu hoặc hoạt.
 
Pháp điều trị: Hóa thấp thấu tà, ôn phế chỉ khái.
 
Điều trị cụ thể:
 
(1) Đối pháp lập phương: Thầy thuốc căn cứ vào tình trạng và diễn biến cụ thể của người bệnh để kê đơn điều trị theo đối pháp lập phương.
 
(2) Bài thuốc tham khảo:
 
Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và tình trạng cụ thể của bệnh nhân, thầy thuốc tham khảo các bài thuốc dưới đây, trong quá trình kê đơn điều trị có thể gia giảm cho phù hợp.
 
Bài 1: Sâm tô ẩm
 
- Nguồn gốc: Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương.
 
- Thành phần:
 
Nhân sâm - Rhizoma et Radix Ginseng - 12g
 
Tô diệp - Folium Perillae - 12g
 
Cát căn - Radix Puerariae thomsonii - 12g
 
Tiền hồ - Radix Peucedani - 8g
 
Bán hạ chế - Rhizoma Pinelliae - 6g
 
Bạch linh - Poria - 12g
 
Trần bì - Pericarpium Citri reticulatae perenne - 8g
 
Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 8g
 
Cát cánh - Radix Platycodi grandiflorae - 8g
 
Chỉ xác - Fructus Aurantii - 8g
 
Mộc hương - Radix Saussureae lappae - 6g
 
- Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc. Nếu không có Nhân sâm có thể thay thế bằng Đảng sâm với liều tương đương.
 
- Cách dùng, liều dùng:
 
+ Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng bột: Mỗi lần dùng 12-15g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.
 
Bài 2: Hoắc hương chính khí tán
 
- Nguồn gốc: Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương.
 
- Thành phần:
 
Hoắc hương - Herba Pogostemonis - 12g
 
Cát cánh - Radix Platycodi grandiflori - 4-8g
 
Bạch linh - Poria - 12-16g
 
Hậu phác - Cortex Magnoliae officinali - 4-8g
 
Tử tô - Fructus - 8-12g
 
Bạch truật - Rhizoma Atractylodis macrocephalae - 8-12g
 
Bán hạ - Rhizoma Pinelliae - 12g
 
Bạch chỉ - Radix Angelicae dahuricae - 4-8g
 
Đại phúc bì - Pericarpium Arecae catechi - 8-12g
 
Trần bì - Pericarpium Citri reticulatae perenne - 6-12g
 
Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 4g
 
- Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.
 
- Cách dùng, liều dùng:
 
+ Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng bột: Mỗi lần dùng 8-12g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng.
 
Bài 3: Nhân sâm bại độc tán gia giảm
 
- Nguồn gốc: Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương.
 
- Thành phần:
 
Sài hồ - Radix Bupleuri - 12g
 
Bạch linh - Poria - 12g
 
Nhân sâm - Rhizoma et Radix Ginseng - 12g
 
Tiền hồ - Radix Peucedani - 12g
 
Cát cánh - Radix Platycodi grandiflorae - 12g
 
Xuyên khung - Rhizoma Ligustici wallichii - 12g
 
Chỉ xác - Fructus Aurantii - 12g
 
Khương hoạt - Rhizoma et Radix Notopterygii - 12g
 
Độc hoạt - Radix Angelicae pubescentis - 12g
 
Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 12g
 
- Dạng bào chế: Bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.
 
- Cách dùng, liều dùng:
 
+ Dạng thuốc sắc: Khi sắc cần lưu ý đặc điểm của mỗi vị thuốc để đảm bảo hiệu quả. Sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia đều 2 lần sau ăn.
 
+ Dạng bột: Mỗi lần uống 8g, hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, thêm 2-3 lát gừng tươi và 2-3 lá bạc hà tươi. Mỗi ngày uống 2 lần.
 
+ Dạng cao lỏng: Cách dùng và liều dùng tương đương với 1 thang sắc.
 
Gia giảm: Nếu sợ lạnh, sợ gió nhiều gia thêm Quế chi 4-10g; nếu chán ăn, khó tiêu gia Hoắc hương 4-6g, Hậu phác 3-6g; nếu buồn nôn nhiều gia Sinh khương 10-12g.
 
3.2. Thể thấp nhiệt:
 
Triệu chứng lâm sàng: Sốt nhẹ hoặc không sốt, hơi sợ lạnh, mệt mỏi, đầu thân nặng nề, cơ bắp đau mỏi, ho khan đờm ít, nuốt đau, khô miệng không muốn uống nhiều nước, hoặc kèm theo tức ngực bụng trướng, không ra mồ hôi hoặc mồ hôi ra không thông sướng, hoặc buồn nôn không muốn ăn, đại tiện nát hoặc dính nhớp khó đi. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng dày, nhờn hoặc vàng mỏng, mạch hoạt sác hoặc nhu.
 
Pháp điều trị: Thanh nhiệt khứ thấp, tuyên phế bình suyễn.
 
Điều trị cụ thể:
 
(1) Đối pháp lập phương: Thầy thuốc căn cứ vào tình trạng và diễn biến cụ thể của người bệnh để kê đơn điều trị theo đối pháp lập phương.
 
(2) Bài thuốc tham khảo:
 
Dựa vào tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị và tình trạng cụ thể của bệnh nhân, thầy thuốc tham khảo các bài thuốc dưới đây, trong quá trình kê đơn điều trị có thể gia giảm cho phù hợp.
 
Bài 1: Ngân kiều tán
 
- Nguồn gốc: Ôn bệnh điều biện.
 
- Thành phần:
 
Liên kiều - Fructus Forsythiae - 12g
 
Cát cánh - Radix Platycodi grandiflori - 8g
 
Trúc diệp - Herba Lophatheri - 5g
 
Kinh giới - Herba Elsholtziae ciliatae - 5g
 
Đậu xị - Semen Vignae praeparata - 6g
 
Ngưu bàng tử - Fructus Arctii lappae - 8g
 
Kim ngân hoa - Flos Lonicerae - 12g
 
Bạc hà - Herba Menthae - 8g
 
Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 8g
 
- Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.
 
- Cách dùng, liều dùng:
 
+ Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng bột: Mỗi lần dùng 20-24g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng.
 
Bài 2: Tang cúc ẩm
 
- Nguồn gốc: Ôn bệnh điều biện.
 
- Thành phần:
 
Tang diệp - Folium Mori albae - 8-12g
 
Cúc hoa - Flos Chrysanthemi indici - 4-8g
 
Hạnh nhân - Semen Armeniacae amarum - 12g
 
Liên kiều - Fructus Forsythiae - 8-16g
 
Cát cánh - Radix Platycodi grandiflori - 4-12g
 
Lô căn - Rhizoma Phragmitis - 12g
 
Bạc hà - Herba Menthae - 4-8g
 
Cam thảo - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae - 4-6g
 
- Dạng bào chế: Dùng dạng bột thô, cao lỏng hoặc thuốc sắc.
 
- Cách dùng, liều dùng:
 
+ Dạng thuốc sắc: Ngày 1 thang, sắc lấy 300ml, uống khi thuốc còn ấm, chia hai lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng bột: Mỗi lần dùng 10-12g hãm với 150ml nước nóng như hãm trà, ngày uống hai lần sau ăn sáng chiều.
 
+ Dạng cao lỏng: Dùng liều tương đương với 1 thang sắc, uống nóng.
 
Bài 3: Thanh ôn bại độc ẩm
 
- Nguồn gốc: Dịch chẩn nhất đắc.
 
- Thành phần:
 
Sinh thạch cao - Gypsum fibrosum - 4-8g
 
Thuỷ ngưu giác - Pul-vis Cornus Bubali Concentratus - 12-20g
 
Sinh địa - Radix Platycodi grandiflorae - 0,6-1g
 
Hoàng liên - Rhizoma Coptidis - 10-16g
 
Xích thược - Radix Paeoniae
 
Chi tử - Radix et Rhizoma Glycyrrhizae
 
Cát cánh - Radix Platycodi grandiflori
 
Huyền sâm- Fructus Aurantii
 
Liên kiều -Fructus Forsythiae
 
Hoàng cầm - Radix Saussureae lappae
 
Tri mẫu - Rhizoma Anemarrhenae
 
Đan bì - Pericarpium Citri reticulatae perenne
 
Trúc diệp - Folium Bambusae vulgaris
 
Cam thảo - Rhizoma et Radix Glycyrrhizae
 
Liều lượng của 10 vị (Xích thược, Cát cánh, Chi tử, Huyền Sâm, Liên kiều, Hoàng cầm, Tri mẫu, Đan bì, Trúc diệp, Cam thảo) tuỳ triệu chứng của bệnh nhân mà sử dụng.
 
- Dạng bào chế: Thuốc sắc.
 
- Cách dùng, liều dùng: Thạch cao sắc kỹ trước, sau đó cho các vị còn lại vào trừ sừng trâu (Thủy ngưu giác). Ngày 1 thang sắc lấy 300ml chia hai lần sau ăn sáng chiều, lấy sừng trâu mài thành nước hoà vào rồi uống.
 
 
  •  1013
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…