DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

HƯỚNG DẪN CHÍNH SÁCH TINH GIẢN BIÊN CHẾ

Sau Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế thì Bộ Nội vụ đang dự thảo Thông tư liên tịch về việc hướng dẫn Nghị định trên. Theo đó, Thông tư liên tịch hướng dẫn một số nội dung sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Đối tượng bị tinh giản biên chế do có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau (theo Điểm g Khoản 1 Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP):

-  Người làm việc trong điều kiện bình thường; người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 07, trở lên và có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) dưới 15 năm: nghỉ 30 ngày/năm.

-  Người làm việc trong điều kiện bình thường; người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 07, trở lên và có thời gian tham gia BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: nghỉ 40 ngày/năm.

-  Người làm việc trong điều kiện bình thường; người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 07, trở lên và có thời gian tham gia BHXH từ đủ 30 năm trở lên: nghỉ 60 ngày/năm.

 

2. Tiền lương bao gồm:

a) Tiền lương tháng gồm:

-  Tiền lương theo ngạch, bậc là hệ số lương theo ngạch, bậc nhân với mức lương cơ sở.

- Các khoản phụ cấp chức vụ lãnh đạo là hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nhân với lương cơ sở

- Phụ cấp thâm niên vượt khung là tỷ lệ được hưởng nhân với hệ số bậc lương cuối cùng trong ngạch nhân với lương cơ sở.

- Phụ cấp thâm niên nghề là tỷ lệ % được hưởng nhân với tổng của hệ số lương theo ngạch, bậc, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, tỷ lệ % phụ cấp thâm niên vượt khung và nhân với mức lương cơ sở.

- Mức chênh lệch bảo lưu bằng hệ số chênh lệch bảo lưu nhân với mức lương cơ sở.

 

Mức lương cơ sở để tính chế độ:

Trước 01/05/2010

Từ 01/05/2010 -30/04/2011

Từ 01/05/2011 -30/04/2012

Từ 01/05/2012 -30/06/2013

Từ 01/07/2013 đến thời điểm điều chỉnh tiếp theo

650.000 đồng

730.000 đồng

830.000 đồng

1.050.000 đồng

1.150.000 đồng

b)  Tiền lương tháng làm căn cứ được tính băng bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối (60 tháng) trước khi tinh giản. Những trường hợp chưa đủ 5 năm thì được tính bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của toàn bộ thời gian công tác ( áp dụng cho các chế độ quy định tại Điểm a,b,c Khoản 1 Điều 5; Khoản 2 Điều 6, Điểm b Khoản 1 Điều 7 và Khoản 4 Điều 8)

c) Tiền lương tháng hiện hưởng làm căn cứ là tiền lương tháng liền kề trước thời điểm tinh giản biên chế (áp dụng cho các chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1,2,3 Điều 8)

 

3. Thời gian để tính chế độ:

- Thời gian để tính chế độ là thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước được tính hưởng BHXH và đóng BHXH, nhưng chưa hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa hưởng chế độ phục viên. Nếu thời gian tính chế độ có tháng lẻ thì dưới 3 tháng không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính 1/2 nămtrên 6 tháng đền dưới 12 tháng tính 1 năm.

- Cán bộ, công chức, viên chức phạm tội bị tòa án tuyên án phạt tù nhưng hưởng án treo hoặc phạt cải tạo không giam giữ mà vẫn được cơ quan, đơn vị bố trí làm việc thì thời gian làm việc có đóng BHXH trong thời gian thi hành án cũng được tính vào thời gian công tác để tính chế độ.

  •  10053
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…