DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hướng dẫn cách "lấn chiếm vỉa hè" đúng quy định

"Giành lại vỉa hè", "Vỉa hè" có lẽ là những từ khóa hot nhất trong những ngày gần đây khi chiến dịch giành lại vỉa vè đang thực hiện rất quyết liệt. Nhưng không phải ai cũng biết rằng có những trường hợp "lấn chiếm vỉa hè" là ĐÚNG LUẬT theo quy định pháp luật hiện hành. Để mình thử liệt kê, có thiết sót gì thì mọi người bổ sung hộ mình.

1. Sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang:

Đây là quy định tại Khoản 13 Mục IV, Phần 2 của Thông tư 04/2008/TT-BXD, nội dung như sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang phải xin phép chính quyền địa phương nơi cư trú.

b) Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm kiểm tra và cho phép sử dụng tạm thời hè phố cho việc cưới, việc tang.

c) Thời gian sử dụng tạm thời không quá 48 giờ và phải bố trí lối đi cho người đi bộ, chiều rộng tối thiểu của lối đi cho người đi bộ là 1,5m.

 

2. Được để dể xe trên vỉa hè nhưng phải đáp ứng đủ điều kiện:

Theo quy định tại Khoản 9 Mục IV, Phần 2 của Thông tư 04/2008/TT-BXD thì  sử dụng hè phố vào việc để xe phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Không được cản trở giao thông của người đi bộ; phải bảo đảm bề rộng tối thiểu còn lại dành cho người đi bộ là 1,5m.

b) Phải ngăn nắp, gọn gàng bảo đảm mỹ quan đô thị.

c) Không để xe trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở; trên các tuyến phố tại trung tâm chính trị, văn hoá, du lịch.

d) Các điểm trông giữ xe công cộng trên hè phố có thu phí phải theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải bảo đảm thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ dân, chủ công trình trên tuyến phố.

 

Nguồn ảnh: Dân trí

 

3. Được sử dụng vỉa hè vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa:

Theo quy định tại Khoản 14, Mục 4, Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD thì không phải lúc nào vỉa hè cũng cấm hoạt động kinh doanh, buôn bán. Một số công trình, tuyến phố đặc thù được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán hàng hóa. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định danh mục công trình và tuyến phố được phép sử dụng hè phố vào việc kinh doanh, buôn bán trên cơ sở bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Chiều rộng hè phố còn lại dành cho người đi bộ tối thiểu là 1,5m;

b) Bảo đảm an toàn, thuận tiện giao thông; bảo đảm mỹ quan, vệ sinh môi trường đô thị và không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của hộ gia đình, chủ công trình trên tuyến phố;

c) Không cho phép tổ chức kinh doanh buôn bán trước mặt tiền của các công trình văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, tôn giáo, công sở.

 

4. Được sử dụng vỉa hè để lắp các ki-ốt, cửa hàng, mái che:

Theo quy định tại Khoản 11 Mục IV Phần 2 Thông tư 04/2008/TT-BXD thì được phép sử dụng vỉa hè để lắp các ki-ốt, cửa hàng... và việc này được quy định cụ thể như sau:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố phải xin phép cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

b) Việc xây dựng các cửa hàng, kiốt trên hè phố đối với các đô thị mới, đường phố mới phải được xác định ngay trong quy hoạch chi tiết, đối với các khu phố hiện trạng, chỉ được phép lắp đặt tạm thời các cửa hàng, kiốt phục vụ cho các dịp lễ hội, và phải tháo dỡ sau khi kết thúc lễ hội theo quy định của chính quyền địa phương.

c) Việc xây dựng, lắp đặt mái che mưa, che nắng phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn xây dựng và được xem xét đồng thời khi cấp phép xây dựng.

d) Chính quyền địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng cửa hàng nhỏ, lắp đặt mái che mưa, che nắng ; tổ chức dỡ bỏ của hàng, mái che mưa, che nắng không theo đúng quy định.

 

Trên là những trường hợp mà việc lấn chiếm vỉa hè được xem là đúng luật, và đương nhiên sẽ không ai có quyền xử phạt các bạn nếu như các bạn thực hiện đúng như những quy định đã đưa ra. 

 

  •  40517
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…