DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

“Hợp đồng hôn nhân” có được pháp luật công nhận?

>>>03 câu hỏi thường gặp về tài sản của vợ chồng khi ly hôn

>>>Pháp lý về quyền chung sống chung của vợ chồng và con cái?

 

 

"Hợp đồng hôn nhân" là khái niệm mới trong đời sống xã hội. Xét từ thực tế, chúng ta có thể hiểu hợp đồng hôn nhân sự thỏa thuận giữa vợ và chồng về quan hệ hôn nhân giữa hai người. Trong đó, chế độ hôn nhân gồm toàn bộ những quy định về: kết hôn, ly hôn, quyền nghĩa vụ giữa vợ và chồng, cấp dưỡng khi ly hôn, xác định cha, mẹ cho con hoặc xin xác định con cho cha, mẹ…

Vậy, theo pháp luật Việt Nam hiện nay “hợp đồng hôn nhân” có giá trị pháp lý không?

 

Quan hệ hôn nhân là một quan hệ đặc biệt nếu hai bên nam, nữ vì những lợi ích nhất định mà kết hôn thì sẽ không đảm bảo sự bền vững, lâu dài của quan hệ hôn nhân. Do đó, pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ những quan hệ hôn nhân hợp pháp, tự nguyện, tiến bộ, có đăng ký kết hôn đúng theo quy định.

Tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. Do đó, trường hợp trước khi kết hôn hai bên nam, nữ thống nhất lập Văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản và văn bản này được công chứng, chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền thì sẽ có giá trị pháp lý và ràng buộc các bên phải tuân thủ. Trong đó, nội dung của Văn bản này là thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của mỗi người đối với các khối tài sản này; điều kiện, thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn.

Xong, nhìn nhận một cách khái quát, tại Việt Nam chưa có quy định nào về việc nam, nữ lập và ký kết hợp đồng hôn nhân. Do đó, trường hợp vợ chồng không lựa chọn chế độ theo thỏa thuận mà lại kết hôn với nhau trên cơ sở hợp đồng hôn nhân thì được coi là kết hôn giả tạo nhằm hướng tới mục đích khác chứ không phải mục đích xây dựng gia đình. Vì vậy, hợp đồng đó sẽ bị xem là vô hiệu do vi phạm điều cấm là kết hôn giả tạo theo khoản 11 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014. Pháp luật quy định trường hợp này là kết hôn trái pháp luật theo khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 và việc kết hôn trái pháp luật có thể sẽ bị hủy khi có yêu cầu.

Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm:

- Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ.

Khi các chủ thể trên yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật thì quan hệ hôn nhân của vợ, chồng xác lập theo hợp đồng hôn nhân được xác định theo khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP chia làm ba trường hợp:

- Trường hợp thứ nhất, cả hai bên cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn.

- Trường hợp thứ hai, nếu một trong hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

- Trường hợp thứ ba, cả hai cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

 

  •  10600
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…