DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hỏi về các trường hợp tai xác định tại nạn lao động

Tôi xin gửi nội dung dưới đây về Kết luận trong Biên bản điều tra Tai nạn lao động hiện chúng tôi chưa hiểu rõ mong các thành viên hỗ trợ giúp tôi.
 
Theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP, tại Phụ lục IX, Biên bản điều tra tai nạn lao động, mục 8 có quy định: "Kết luận về vụ tai nạn: (phải xác định rõ vụ tai nạn đó là một trong các trường hợp sau: tai nạn lao động; tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động; không phải là tai nạn lao động)."
Tuy nhiên, trong trường hợp khi NLĐ đi từ nơi ở đến nơi làm việc trong thời gian hợp lý, và bị tai nạn nhưng Do lỗi của bản thân NLĐ gây ra như giật mình tự ngã,... hay do các nguyên nhân khác như đâm phải gia súc (chó, mèo,...) thì sẽ kết luận như thế nào trong Biên bản điều tra vụ tai nạn?
Bên cạnh đó, tại điều 39 của Nghị định quy định:
 
Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động.
 
1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.
 
2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.
 
I) Chúng tôi xác định các trường hợp sau không phải là tai nạn lao động thì có đúng hay không:
 
(1). Tai nạn xảy ra trong công ty, nhưng do các nguyên nhân quy định tại khoản 1, điều 40, Luật ATVSLĐ 2015.
 
(2). Trường hợp NLĐ bị TNLĐ khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của NSDLĐ ở ngoài phạm vi công ty, nhưng do Lỗi của NLĐ (tức là không phải đối tượng quy định tại Khoản 1, điều 39, Luật ATVLĐ).
 
(3). Trường hợp tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại: TNGT trên quãng đường và thời gian không hợp lý, TNGT trên quãng đường và thời gian hợp lý nhưng do lỗi của NLĐ 
 
 II) Trường hợp tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại Đâm vào gia súc (như chó, mèo,...) hay người đâm bỏ chạy,... thì được xác định là Tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động, được hiểu là nó thuộc đối tượng không xác định được người gây ra tai nạn thì có đúng hay không?
 
III) Trường hợp NLĐ bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động: Thì sẽ kết luận là TNLĐ hay tai nạn hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động? Trong trường hợp kết luận là "tai nạn hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động" thì trong luật chúng tôi chưa tìm thấy quy định nào về bồi thường, trợ cấp cho trường hợp này.
 
Trong quá trình tìm hiểu luật áp dụng chúng tôi có  một số nội dung chưa hiểu rõ như trên. Cảm ơn mọi người
  •  6169
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…