DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hỏi đáp về Hiệp định TPP

Lễ kí kết hiệp định TPP đang đến rất gần nên mình tổng hợp và giới thiệu lại một số thông tin cơ bản cho các cư dân diễn đàn Dân Luật cùng tham khảo. Mọi người, ai có thắc mắc vấn đề gì thì đưa lên thảo luận luôn nhé.

>>>>> Cập nhật tin tức trước thềm ký kết Hiệp định TPP (04/02/2016)

>>>>> Những điều cần biết về Lao động trong Hiệp định TPP

 

1. TPP là gì?

- TPP là từ viết tắt của Trans-Pacific Partnership - Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận kinh tế và thương mại giữa 12 nước Thái Bình Dương, gồm 30 chương và phụ lục.

2. Mục đích của TPP?

Nhằm giảm bớt và xóa bỏ hoàn toàn thuế quan và những rào cản thị trường cho hầu hết các hàng háo, dịch vụ và nông nghiệp.Điều này cũng hướng đến giải quyết một số lĩnh vực chưa được giải quyết một cách toàn diện bởi hệ thống thưong mại đa phương của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Ví dụ: Đầu tư trực tiếp, lao động và tiêu chuẩn môi trường, và các doanh nghiệp nhà nước.

3. Hiệu lực và thành viên?

- Các quốc gia tham gia: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Vietnam, and Hoa Kỳ.

- TPP sẽ bắt đầu có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi 12 nước kí kết thỏa thuận (hoặc, có thể chỉ cần 06 nước thành viên phê chuẩn với điều kiện GDP - tổng sản phẩm quốc nội – của  06 nước này bằng 85% GDP 12 nước cộng lại).

- Kể từ ngày có Hiệp định TPP có hiệu lực, các quốc gia có 02 năm để nội luật hóa các vấn đề trong TPP; và khi đó, Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực áp dụng đối với từng nước.

Chú ý: Các bạn lưu ý phân biệt giữa hiệu lực pháp luật của Hiệp định TPP (nếu 04/02/2016 được thông qua thì khoảng đầu tháng 4 có hiệu lực) với hiệu lực áp dụng, thi hành ở từng quốc gia thành viên (năm 2018, tùy mỗi quốc gia).  

 

Nguồn:

- Wikipedia Việt Nam;

Toàn văn Hiệp định TPP;

-  Những điều cần biết về Lao động trong Hiệp định TPP, Dân luật;

- TPP được ví như nồi cơm Thạch Sanh, Trung tâm WTO;

-  Hiệp định TPP: nội dung về thương mại điện tử, Cục công nghệ thông, Bộ Y tế.

 

  •  8720
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…