DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Học sinh có bị cấm xăm mình, nhuộm tóc?

Học sinh có bị cấm xăm mình

Học sinh có bị cấm xăm mình-Ảnh minh họa

Tình trạng học sinh xăm mình, nhuộm tóc, sơn móng tay, đánh son,… khi đến trường không phải là hiếm gặp nhất là trong thời đại hiện nay, những nhu cầu chạy theo xu hướng của giới trẻ ngày một đa dạng. Vậy, với những trào lưu mang tính hình thức như vậy có quy định nào cụ thể về cấm học sinh không được làm hay không?

Theo mình tìm hiểu, thì hiện nay trong các văn bản của Bộ giáo dục không quy định về việc cấm hoặc cho phép học sinh được xăm hình, nhuộm tóc,… Tại Công văn 282/BGDĐT-CTHSSV năm 2017 về đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì Bộ Giáo dục đã đề nghị các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở đào tạo triển khai bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học, trong đó:

Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập…, nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường. Khi xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Nguyên tắc xây dựng bộ quy tắc ứng xử:

+ Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống và hoàn thiện nhân cách HSSV;

+ Phù hợp với chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận.

+ Phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Phù hợp với mục tiêu, đặc điểm của nhà trường, ngành Giáo dục; đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi.

+ Bảo đảm tính dân chủ và nhân văn.

- Yêu cầu đối với bộ quy tắc ứng xử

+ Phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra.

+ Nội dung phải được thảo luận dân chủ và đồng thuận của các thành viên trong nhà trường.

+ Thể hiện được mối quan hệ nhân văn và thân thiện giữa con người với con người (thầy - thầy, thầy - trò, thầy - phụ huynh, trò - trò, trò - phụ huynh) và quan hệ giữa con người với thiên nhiên, cảnh quan.

+ Phải được theo dõi, kiểm tra, đánh giá trong quá trình triển khai; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

Như vậy, việc quy định những hành vi không được làm đối với học sinh sẽ được các trường học quy định và ban hành trong bộ quy tắc ứng xử riêng. Trường hợp nếu cấm mà còn vi phạm sẽ có những chế tài theo từng nhóm hành vi đã được quy định và phổ biến.

  •  5818
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…