DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hiểu thế nào về tạm hoãn xuất cảnh?

Hiện nay, không ít các vụ án lớn trước khi tiến hành điều tra, chúng ta đọc từ các trang báo hay các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền về việc ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với một cá nhân cụ thể. Có thể ngầm hiểu rằng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh nhằm ngăn chặn hành vi xuất cảnh ra nước ngoài, qua đó phục vụ công tác điều tra.
 
tam-hoan-xuat-canh
 
Nhiều trường hợp sau khi thực hiện hành vi vi phạm, trong quá trình cơ quan chức năng tiến hành xác minh, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành án người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố đã lợi dụng việc xuất cảnh để trốn ra nước ngoài, gây cản trở cho việc xử lý vụ án và thi hành hình phạt.
 
Theo đó,  pháp luật hiện hành tại Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biện pháp tạm hoãn xuất cảnh như sau:
 
Khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều tra vụ án hình sự đối với một số cá nhân được xem xét có thể trốn khỏi địa bàn cư trú hoặc xuất cảnh ra nước ngoài. Thì có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
 
Thứ nhất đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm hoãn bao gồm người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.
 
Đáng chú ý ở quy định này đó là việc người bị tố giác đang trong thời gian chưa khởi tố vụ án hình sự nhưng nhằm ngăn chặn hậu quả xảy ra và tiếp tục điều tra khởi tố thì bị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh khỏi nơi cư trú.
 
Thứ hai là bị can, bị cáo đây là đối tượng đã Tòa án quyết định đưa ra xét xử và áp dụng biện pháp xuất cảnh.
 
Thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn
 
Đáng chú ý, những người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án. 
 
Ngoài ra, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015  phải được thông báo ngay cho VKS cùng cấp trước khi thi hành.
 
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không được quá thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
 
Qua quy định trên, để ngăn chặn việc các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử…
 
Có thể áp dụng cùng lúc biện pháp tạm hoãn xuất cảnh và cấm khỏi nơi cư trú không?
 
Về vấn đề này, đầu tiên cần hiểu rõ hai biện pháp trên khác nhau ở điểm nào và có thể áp dụng cả hai cho cùng một đối tượng hay không?
 
Theo đó, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hạn chế quyền tự do đi lại của người bị áp dụng ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam chứ không hạn chế quyền tự do đi lại trong nước.
 
Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng buộc bị can, bị cáo không được đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt theo giấy triệu tập.
 
Như vậy, có thể thấy biện pháp cấm khỏi nơi cư trú có phạm vi bao quát rộng hơn tạm hoãn xuất cảnh. Nếu lựa chọn áp dụng hình thức như tạm hoãn xuất cảnh thì người đó vẫn có thể đi lại trong nước. 
 
Điều này gây rất nhiều khó khăn cho công tác điều tra nếu chỉ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh. Trong thực tế, một số đơn vị sau khi ra quyết định khởi tố bị can, đã áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh nhưng cũng đồng thời áp dụng cả biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can. 
 
Do đó, nếu không áp dụng cả biện pháp tạm hoãn xuất cảnh và cấm đi khỏi nơi cư trú thì sợ bị can sẽ bỏ trốn ra nước ngoài hoặc gây khó khăn cho quá trình tiến hành tố tụng và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng không cấm áp dụng hai cùng trong một khoảng thời gian.
  •  631
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…