DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hết hạn nộp 500.000 tỷ vốn điều lệ, chủ doanh nghiệp có cách nào để ‘đối phó’?

Hết hạn nộp đủ vốn điều lệ, doanh nghiệp có cách nào để không bị phạt - Minh họa

Hết hạn nộp đủ vốn điều lệ, doanh nghiệp có cách nào để không bị phạt - Minh họa

Trong trường hợp đã hết hạn thực hiện nghĩa vụ nộp đủ số vốn điều lệ đã đăng ký, chủ doanh nghiệp nghìn tỷ có cách nào để không phải nộp phạt không? Có cách nào gia hạn thêm thời gian thực hiện nghĩa vụ này? Mời tham khảo những thông tin sau đây!

Quy định tại Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản, thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn không tính vào thời hạn góp vốn nêu trên. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.

Sau thời hạn 90 ngày để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cổ phần đăng ký, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo các quy định sau đây:

(1) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác

=> Nghĩa là những cổ đông tham gia vào dự án trăm nghìn tỷ này sẽ không còn liên quan gì đến dự án nữa, quyền mua cổ phần để xác định quyền lực của họ trong công ty cũng không được chuyển giao cho ai khác.

(2) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác

=> Cổ động thanh toán bao nhiêu cổ phần thì có quyền lực với số cổ phần đã thanh toán, chẳng hạn vốn điều lệ 500 nghìn tỷ, nộp 1 tỷ thì chỉ có quyền sở hữu số cổ phần tương ứng với 1 tỷ.

(3) Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán

=> Lượng cổ phần tương ứng với số tiền chưa được thanh toán có thể được Hội đồng quản trị bán cho người khác.

(4) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.

=> Thêm 30 ngày kể từ ngày hết hạn 90 ngày đã được nêu bên trên (tức tổng cộng sau 120 ngày kể từ ngày được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp), công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ chính xác với số vốn đã được thanh toán đủ.

Hết thời hạn 120 ngày này, ta áp dụng Khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP để xử phạt hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký. Mức phạt cho công ty này là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Như vậy, khi kết thúc thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp, nếu không muốn bị phạt tiền, chủ doanh nghiệp 500.000 tỷ chỉ cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ đã đăng ký phù hợp với số tiền thực tế doanh nghiệp có khả năng thanh toán là sẽ không phải nộp phạt!

  •  845
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…