DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Hải Phòng - Thi tuyển các chức danh lãnh đạo: "Cần quy định chặt chẽ, tránh hình thức"

Tôi xin phép được đăng tải nguyên văn bài viết của PV Hồng Dương về vấn đề này!
Theo ý kiến các bạn, việc thi tuyến các chức danh lãnh đạo là việc có thể khả thi được hay không?
____________________________________________________________





Sau nhiều năm đưa vào kế hoạch thực hiện chương trình cải cách hành chính của thành phố, năm 2008, việc tổ chức thi tuyển các chức danh trưởng, phó phòng ở một số sở, ngành trên địa bàn thành phố được thực hiện. Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch là những đơn vị đi tiên phong thực hiện công tác này. Mới đây, quận Lê Chân tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. 

Chọn được người tài


Thực hiện chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ, năm 2004, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên của cả nước xây dựng đề án thi tuyển các chức danh lãnh đạo. Tiếp đó, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Long An và năm  qua là thành phố Hải Phòng thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo các phòng nghiệp vụ. Việc tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh trưởng, phó phòng nghiệp vụ ở các sở, ngành có thể coi là bước đột phá trong công tác cán bộ, hướng tới xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ nhân dân. Bởi, để thực hiện chương trình CCHC thành công, cần có tư duy mới, bắt đầu từ việc đổi mới cách đánh giá và tuyển chọn cán bộ, trong đó thi tuyển các chức danh lãnh đạo công khai và cạnh tranh là sự lựa chọn tối ưu. Thi tuyển chức danh lãnh đạo sẽ tạo cơ hội cho những người có năng lực, trình độ thực sự “có đất dụng võ”, phát triển tài năng, năng lực, cống hiến cho đất nước, nhân dân, góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Nhiều chuyên gia nhận định, nếu việc thi tuyển tổ chức khoa học, bảo đảm công bằng, minh bạch sẽ từng bước ngăn chặn và chấm dứt nạn “chạy” chức, “chạy” quyền, người nào hội tụ đủ phẩm chất đạo đức, năng lực sẽ có cơ hội thăng tiến.

- Sở Nội vụ thí điểm thi tuyển chức danh 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng.

- Sở Tư pháp thí điểm thi tuyển chức danh phó trưởng phòng.

- Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch thí điểm thi tuyển Trưởng Đoàn chèo Hải Phòng.

- UBND quận Lê Chân thí điểm thi tuyển chức danh Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu.



Cần quy định cụ thể, chặt chẽ

 

Mặc dù các địa phương tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, nhưng đến nay việc thi tuyển vẫn chưa được làm bài bản, vẫn là “vừa làm, vừa rút kinh nghiệm”. Nếu không làm sẽ khiến việc thi tuyển chỉ mang tính hình thức, lợi bất cấp hại: người được chọn chỉ giỏi về lý thuyết mà hiệu quả công việc thực tế lại kém. Song, có lẽ khó nhất là khâu ra đề thi, chọn những người tham gia hội đồng coi thi, người chấm thi. Với mỗi chức danh cụ thể cần có yêu cầu, đề thi phù hợp và người chấm thi phải vừa đủ chuyên môn, vừa đủ thẩm quyền và đạo đức.

 

Theo một cán bộ vừa tham gia tổ chức một cuộc thi tuyển chức danh trưởng, phó phòng nghiệp vụ, việc tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo chưa thật sự thuyết phục. Đối với các chức danh thi tuyển, mới chỉ có duy nhất một ứng cử viên đăng ký tham gia và chủ yếu là thi viết. Thực tế, việc thi tuyển chức danh lãnh đạo khó có thể mở rộng như ý kiến của Trưởng phòng Tổ chức Sở Giao thông-Vận tải, việc lựa chọn người tài tham gia cơ quan chính quyền là rất cần thiết. Song chỉ những người ở trong đơn vị hoặc trong ngành mới hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ, có thể xây dựng chương trình hành động sát thực, phù hợp. Nhưng điều quan trọng là thi tuyển chức danh lãnh đạo chỉ có thể chọn được người tài mà không có tiêu chuẩn đánh giá đạo đức. Theo nhà giáo ưu tú Nguyễn Trọng Lô, lựa chọn những cán bộ có đức, có tâm mới là điều quan trọng. Một cán bộ giỏi, nhưng làm việc thiếu cái tâm trong sáng, luôn vụ lợi, khó có thể phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Như vậy, cùng với đánh giá năng lực, trình độ các ứng viên, cần có quy định cụ thể, chặt chẽ về phẩm chất, đạo đức.

 

Giám đốc Sở Công Thương Đỗ Quang Thịnh cho rằng, quy định không rõ ràng sẽ khiến việc thi tuyển chức danh lãnh đạo càng mang tính hình thức. Theo nội dung Nghị định 43 của Chính phủ về tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bổ nhiệm các chức danh trưởng, phó phòng nghiệp vụ do người đứng đầu đơn vị quyết định. Trong trường hợp những người được bổ nhiệm chức danh này, sau 2 năm không hoàn thành nhiệm vụ, người đứng đầu đơn vị có thể xem xét, bãi miễn chức vụ. Nhưng khi tổ chức thi tuyển, người đứng đầu đơn vị sẽ khó bãi miễn chức vụ trưởng, phó phòng nghiệp vụ trong trường hợp họ không hoàn thành nhiệm vụ mà phải chờ đủ thời gian 5 năm. Như vậy, quyền hạn của người đứng đầu đơn vị bị hạn chế, không thể “cách chức” cấp dưới vì “cấp trưởng phòng do thi tuyển mà không phải do lãnh đạo đơn vị bổ nhiệm”.

 

Đối với công tác cán bộ, các cơ quan, đơn vị đều thực hiện việc quy hoạch cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo, bi dưỡng người kế cận. Vậy, việc tổ chức thi tuyển có “phá vỡ” công tác quy hoạch cán bộ hoặc quy trình bổ nhiệm cán bộ hiện tại sẽ có những xáo trộn, đòi hỏi cần thay đổi để phù hợp? Nhiều ý kiến cho rằng, khi quy định cụ thể, người đứng đầu sẽ toàn quyền quyết định thi tuyển, đặt ra yêu cầu và lựa chọn người phù hợp. Lúc đó, người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trong trường hợp cấp dưới làm sai.

____________________________________________________________
  •  9042
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…