DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Grab nói thuế VAT tăng: Có đúng bản chất vấn đề?

Grab kêu ca về thuế VAT

Grab và vấn đề tăng thuế VAT

Những ngày qua, các trang báo liên tục đưa tin về việc tài xế Grab bất bình trước thông tin thuế VAT tăng lên 10%, tuy nhiên với người học luật, mức thuế 10% đó không phải điều gì mẻ, vậy bản chất của vấn đề là gì?

Quan điểm của Grab

Trước đây, theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 103/2014/TT-BTC, dịch vụ xe công nghệ với các đối tượng liên quan gồm các doanh nghiệp vận hành ứng dụng như Grab, Go-Viet, Be… và đối tác tài xế phải chịu mức thuế giá trị gia tăng (VAT) tính trên doanh thu cuốc xe là 3%.

Các doanh nghiệp còn chịu thêm một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu là 2%, (Khoản 2 Điều 3 Thông tư 103/2014/TT-BTC) trong khi các đối tác tài xế phải chịu thêm mức thuế thu nhập cá nhân tính trên doanh thu là 1,5%.

Từ 5/12/2020, Nghị định 126/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Văn bản này hướng dẫn chi tiết Luật quản lý thuế 2019, quản lý việc thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm cả Grab, họ cho rằng khi Nghị định này dược áp dụng, mức thuế VAT mà họ phải đóng đã tăng lên thành 10%.

Bản chất vấn đề

Như vậy, có phải thuế VAT của Việt Nam đã tăng hay không? Điều này hoàn toàn không đúng, bởi lẽ:

Thứ nhất: Hình thức kinh doanh của Grab đã được pháp luật xếp vào loại hình “kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” - là hình thức kinh doanh phải đóng thuế VAT mức 10% như những loại hình kinh doanh khác.

Khi Grab đến Việt Nam kinh doanh, loại hình vận tải của họ chưa có trong hành lang pháp lý của Việt Nam, chính vì vậy Nhà nước áp dụng thu thuế với Grab bằng Thông tư 103 kể trên vì Thông tư này điều chỉnh việc đóng thuế của “tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam”.

Tuy nhiên từ 01/04/2020 Theo Khoản 7 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP thì:

Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách bằng văn bản giấy hoặc điện tử (sau đây gọi là hợp đồng vận chuyển hoặc hợp đồng điện tử) giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe).”

Theo đó, phương thức hoạt động của Grab được xem là “kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”, chính vì lý do này, Grab phải thực hiện việc đóng thuế theo Nghị định 126, tức bao gồm thuế VAT như đối với các doanh nghiệp Việt Nam khác.

Đối với tài xế, khoản thuế họ phải đóng vẫn giữ nguyên mà không thay đổi.

Thứ hai, Nghị định 126 quy định về trách nhiệm khai thuế của tổ chức trong mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân, không phải quy định mới về chính sách thuế giá trị gia tăng

Điểm c Khoản 5 Điều 7 Nghị định 126 quy định:

"Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế giá trị gia tăng đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh, đồng thời khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh...."

Điều này có nghĩa Grab phải đóng thuế thay cho tài xế của mình, chứ không phải chính sách mới về thuế.

Như vậy, thuế VAT không tăng, Grab không thể nói rằng thuế VAT ở Việt Nam đã tăng mà thực chất giờ đây Grab đã bị liệt vào đối tượng phải đóng thuế VAT như những công ty kinh doanh vận tải khác.

  •  1259
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…