DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

GÓP Ý SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI (2013) ĐẾN TỪ THANH HÓA

GÓP Ý BỔ SUNG SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI                   

Xem toàn văn dự thảo tại đây: Dự thảo luật đất đai sửa đổi 2013                                                                   

I. Xác định nguồn gốc, mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng đất.

     Với cơ chế Lãnh đạo, Quản lý và điều hành Đất nước là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Từ thời: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và tiến lên là Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều cho phép người dân tự do lựa chọn hoặc vào Hợp tác xã (HTX) hoặc ở ngoài HTX và đương nhiên công nhận hai loại hình Sở hữu sử dụng đất nông nghiệp như sau:

1. Chủ sở hữu là Nhà nước. Với nguồn gốc đất có được do thực hiện các chính sách về đất đai trong và sau cải cách ruộng đất. Đất có được do Nhân dân tự nguyện góp vào HTX (lao động tập thể). Thời gian đầu là HTX và sau này là UBND xã đại diện trực tiếp quản lý. Nhà nước giao đất cho các hộ gia đình theo nhân khẩu, có thời hạn cụ thể nên Nhà nước cấp Chứng nhận QSDĐ đất canh tác 20 năm là đúng.

2. Chủ sở hữu là các hộ cá thể. Với nguồn gốc đất có được do khai hoang, mua, bán từ chế độ cũ và do cho tặng, thừa kế là loại đất không phải Nhà nước giao (đất tự có) là đất được sử dụng lâu dài. Trường hợp này nếu chưa được sự đồng ý của Chủ sở hữu mà cán bộ quản lý đất đai tự ý ghi vào đất 20 năm là sai. Từ đặc điểm đó sau khi xác định rõ nguồn gốc đất. Đề nghị bổ sung vào Luật đất đai sửa đổi năm 2013

a) Đất do Nhà nước giao cho người dân có thời hạn là 20 năm, nên có định hướng sử dụng đất tiếp theo cụ thể như: Tự động gia hạn hoặc thu hồi giao lại theo nhân khẩu thực tế.

b) Đất người dân tự có do khai hoang, mua, bán từ chế độ cũ và do thừa kế thì cấp chứng nhận QSDĐ lâu dài (tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất ghi cho phù hợp).

     Tuy gia đình tôi đã lựa chọn nộp đất vào HTX để rồi chấp nhận quyền sử dụng đất canh tác có thời hạn và chúng tôi được Nhà nước điều chỉnh về đất đai theo thời từng điểm, trong khi các hộ cá thể không được hưởng quyền lợi này. Tôi chỉ muốn công bằng của Pháp luật đến với mọi người bởi có kỳ hạn thì ghi có kỳ hạn, lâu dài thì ghi lâu dài.

 

II. Xác định quyền sở hữu đất đai.

     Do Nhà nước ta không thay đổi lại cơ cấu: Chức năng; Nhiệm vụ; Quyền hạn của Đảng, Nhà Nước và Người dân. Hiện tại cơ cấu vẫn là: Đảng nhất quán Lãnh đạo, Nhà nước đại diện thống nhất Quản lý và Người dân có quyền làm chủ. Như vậy Luật đất đai sửa đổi năm 2013 cần ghi rõ:

a) Người dân có đất là Chủ sở hữu được quyền định đoạt tài sản đất đai của mình nhưng phải chịu sự thống nhất quản lý về đất đai của Nhà nước bao gồm: Mục đích sử dụng đất; Thực hiện theo kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của nhà nước khi có văn bản pháp luật ban hành.

b) Chủ sở hữu được quyền ưu tiên thực hiện các vấn đề về đất đai theo chủ trương của Nhà nước trên đất của mình; Trong trường hợp kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất thuộc công trình phúc lợi xã hội công cộng hoặc chủ sở hữu không có khả năng thực hiện kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế thì áp dụng theo quy định hiện hành để chi trả quyền lợi.

 

III. Xác định về quyền lợi của chủ sở hữu.

     Hiện tại Nhà nước ta không có chủ trương Quốc hữu hóa trong khi việc làm lại thể hiện rõ Quốc hữu hóa bởi vì: Việc “thu hồi” đất của người dân cho Doanh nghiệp thuê 50 năm, hết thời hạn 50 năm Chủ sở hữu không được nhận lại đất. Khi đó Chủ sở hữu sẽ là Nhà nước. Để tránh việc làm là Quốc hữu hóa, trái chủ trương của Đất nước tôi cho rằng: Luật đất đai sửa đổi năm 2013 nên ghi rõ: Khi hết thời hạn cho Doanh nghiệp thuê đất 50 năm, người dân được nhận thêm quyền lợi gia hạn cho thuê đất tương ứng với thời hạn mà Nhà Nước gia hạn cho thuê hoặc được góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo giá trị mà Pháp luật quy định tại thời đểm gia hạn.

 

Thanh Hóa 26 tháng 2 năm 2013

Lê Minh Vũ congtygiaoducvutan

Email: vutan326798@gmail.com

Điện thoại: 0913.128.167

Xin đọc files đính kèm:

  •  24695
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…