DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Góp ý cho dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư

Trích dẫn:

Luật Luật sư ra đời năm 2006 là một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới và hoàn thiện thể chế về luật sư ở nước ta. Sau 5 năm thi hành Luật Luật sư, đội ngũ luật sư ở nước ta đã và đang phát triển nhanh về số lượng với hơn 7.200 luật sư (tăng 250,8% so với trước khi Luật Luật sư có hiệu lực) và gần 3.500 người tập sự hành nghề luật sư hoạt động trong hơn 2.900 tổ chức hành nghề luật sư. Theo báo cáo của 59 địa phương, trong 5 năm (2007 - 2011) đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 425,700 vụ việc, trong đó có 64.000 vụ án hình sự; 211.000 vụ việc về tư vấn pháp luật; 63.000 vụ, việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Hoạt động của tổ chức luật sư nước ngoài được duy trì ổn định với 56 tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Hoạt động luật sư trong thời gian qua đã có những đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác, phục vụ tích cực cho công cuộc cải cách tư pháp, góp phần tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư vẫn còn một số hạn chế sau đây:

Thứ nhất, trong thời gian qua số lượng luật sư đã phát triển khá nhanh, nhưng chất lượng của đội ngũ luật sư còn chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý ngày càng cao của xã hội, đặc biệt là trong điều kiện cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, hoạt động hành nghề luật sư tuy đã có sự tăng trưởng về số lượng vụ việc nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Sự tham gia của luật sư vào quá trình tố tụng còn hạn chế. Số lượng các vụ án hình sự có luật sư tham gia chỉ chiếm khoảng 21,4%; đối với các vụ việc về dân sự và hôn nhân gia đình tỷ lệ này là 6,8%.

Thứ ba, Luật Luật sư hiện hành đã quy định nhiều nhiệm vụ, quyền hạn tự quản cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mà tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt như đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư; giám sát tập sự, giám sát luật sư thành viên trong việc tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp; giám sát hoạt động hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư; chưa quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề và đạo đức nghề nghiệp cho luật sư.

Thứ tư, công tác quản lý nhà nước có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước chưa cao. Công tác thanh tra, kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên tại một số địa phương nên chưa kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý sai phạm của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Công tác thông tin, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý luật sư và hành nghề luật sư còn hạn chế.

Một trong những nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém nêu trên là do một số quy định của Luật Luật sư còn chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động luật sư. Trước tình hình đòi hỏi phải sửa đổi, cải tiến Luật Luật sư năm 2006, ngày 8 tháng 2 năm 2012 Quốc hội đã ban hành Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Luật sư số 65/2006/QH11.

Phạm vi sửa đổi tập trung vào một số quy định của Luật Luật sư bao gồm: tiêu chuẩn trở thành luật sư, quyền, nghĩa vụ của luật sư; hoạt động nghề nghiệp của luật sư; điều kiện thành lập, quyền, nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư; phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư nhằm tập trung nâng cao chất lượng, vị thế, vai trò của luật sư, phát triển hợp lý số lượng luật sư, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư hành nghề, tăng cường vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư.


Tải dự thảo tại đây.

  •  8791
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…