DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giao kết hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý như văn bản?

Thời đại số phát triển, kéo theo đó là nhiều hình thức giao kết hợp đồng mới xuất hiện như giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) qua phương thức điện tử được gọi là hợp đồng điện tử.
 
Từ việc phỏng vấn đến ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) hiện nay đều có thể thực hiện thông qua mạng internet mà không cần phải gặp mặt nhau. 
 
giao-ket-hop-dong-dien-tu-co-gia-tri-phap-ly-nhu-van-ban
 
Vậy, HĐLĐ được giao kết qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như HĐLĐ bằng văn bản?
 
1. Hợp đồng lao động là gì?
 
HĐLĐ là một trong những hợp đồng phổ biến nhất và là điều kiện tiên quyết đối với các vấn đề lao động đều xuất phát từ việc giao kết HĐLĐ, theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định HĐLĐ như sau: 
 
HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và doanh nghiệp về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
 
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là HĐLĐ.
 
Trước khi nhận NLĐ vào làm việc thì doanh nghiệp phải giao kết HĐLĐ với NLĐ.
 
Dựa theo quy định trên mặc dù luật không nhắc đến hình thức giao kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử nhưng nội dung hợp đồng và mục đích của hợp đồng có nêu việc làm có trả công, quản lý thì đều được xem là HĐLĐ.
 
2. Hình thức hợp đồng lao động
 
HĐLĐ hiện nay được thể hiện dưới nhiều hình thức và cách thức thực hiện khác nhau nhưng phải đảm bảo tính chất và yêu cầu đúng quy định pháp luật. Cụ thể, Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định hình thức HĐLĐ như sau:
 
(1) HĐLĐ bằng văn bản:
 
HĐLĐ được làm thành 02 bản, NLĐ giữ 01 bản, doanh nghiệp giữ 01 bản, trừ trường hợp giao kết bằng lời nói.
 
HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như HĐLĐ bằng văn bản.
 
(2) HĐLĐ bằng lời nói:
 
Hai bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019.
 
Như vậy, quy định trên đã khẳng định lại một lần nữa rằng HĐLĐ được giao kết thông qua phương tiện điện tử vẫn có giá trị pháp lý như HĐLĐ bằng văn bản.
 
3. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hợp đồng lao động
 
Căn cứ Điều 11 Luật Giao dịch điện tử 2005 xác định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu được quy định là thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.
 
Đồng thời Điều 12 Luật Giao dịch điện tử 2005 cũng quy định thông điệp dữ liệu có giá trị tương tự như HĐLĐ bằng văn bản
 
Lưu ý: Trường hợp pháp luật yêu cầu thông tin phải được thể hiện bằng văn bản thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng yêu cầu này nếu thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu đó có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.
 
4. Giao kết hợp đồng điện tử
 
* Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:
 
- Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
 
- Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
 
- Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thỏa thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
 
* Giao kết hợp đồng điện tử:
 
Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
 
Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.
 
Như vậy, hợp đồng điện tử được giao kết giữa doanh nghiệp và NLĐ hoàn toàn được pháp luật Việt Nam công nhận và có giá trị pháp lý như HĐLĐ bằng văn bản.

 

  •  606
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…