DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giao dịch tài sản nhưng không đáp ứng điều kiện

Trong quá trình thực tiễn mình gặp một số vấn đề sau. Mọi người cùng trao đổi xem sao nhé:
 
1. Giấy biên nhận tiền không ghi nội dung nhận, người ghi không ghi nhận từ ai vậy có được xem là giấy nợ hay không?
 
2. Việc nhận tiền, vay mượn được giao dịch qua thời gian dài, trong đó việc chuyển tiền qua lại được diễn ra liên tục vậy nó có được xem là giao dịch làm ăn hay không, hay chỉ là việc mượn nợ qua lại. Đến khi người nhận mất khả năng thanh toán có bị truy cứu hình sự hay không?
 
3. Tài sản người cha đứng tên, con lấy giấy đi cầm nhưng không được cơ quan xác nhận, có ủy quyền cho người cho vay nhưng công chứng không chịu thực hiện công chứng vậy tài sản đó có bị phát mãi khi người con không trả được nợ hay không?
 
Theo như tìm hiểu của mình thì:
 
1/ Giấy biên nhận về bản chất chỉ là tài liệu ghi nhận việc nhận tiền từ một bên khác, thông qua giấy này có thể xác định là một bên có nhận tiền từ bên còn lại tại thời điểm lập giấy hoặc thời điểm ghi nhận trong giấy. Việc không ghi nội dung nhận sẽ không đủ cơ sở chứng minh là giấy nợ thông qua giấy biên nhận này.
 
2/ Về khái niệm "giao dịch làm ăn" thì đây là một thuật ngữ thực tế sử dụng trong đời sống chứ pháp luật hiện hành không có quy định về vấn đề này. Việc chuyển tiền qua lại nếu chứng minh thông qua chuyển khoản ngân hàng hoặc giống như giấy biên nhận nêu trên thì về bản chất chỉ chứng minh được sự việc là có chuyển tiền cho nhau chứ chưa đủ cơ sở xác định là giao dịch. Ở đây, theo quy định Bộ Luật dân sự thì giao dịch dân sự có thể giao kết bằng lời nói. Nên để chứng minh việc chuyển tiền trên là một trong các bước của giao dịch dân sự thì chị phải chứng minh thông qua nhiều chứng cứ khác như người làm chứng, tin nhắn nêu về mục đích chuyển tiền, công việc thực tế làm cho bên kia,... Lúc này, nếu một bên không thanh toán được thì bên còn lại có thể khởi kiện yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc giao kết giao dịch bằng lời nói sẽ rất khó chứng minh.
 
3/ Về trường hợp thứ ba thì các bên không xác lập được hợp đồng thế chấp tài sản của người cha để vay. Nên tài sản đó không được thực hiện để đảm bảo giao dịch nào cả. Mặt khác, văn bản ủy quyền chỉ có giá trị ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan của bên ủy quyền và văn bản ủy quyền này có thể chấm dứt theo ý chí của bên ủy quyền. Văn bản ủy quyền không phải là hợp đồng mua bán, chuyển nhượng (theo Bộ Luật dân sự 2015) nên không có giá trị chuyển nhượng tài sản ủy quyền trong trường hợp này. Một vấn đề khác, đây là tài sản của người bố, khi không có ủy quyền của người bố thì người con không thể định đoạt tài sản này, nên người con không thể chuyển nhượng tài sản này cho người khác được.
 
Mọi người có cách lập luận nào khác không thì mình cùng trao đổi nhé!
 
  •  691
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…