DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Căn cứ vào quy định trên thì Tòa án cần thiết phải tiến hành hành thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định “nguyên nhân” của việc ly hôn mặc dù các đương sự thuận tình ly hôn và thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án. Để hướng dẫn quy định trên thì tại khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015 và Điều 24 mục IV về Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã quy định: Trong vụ án hôn nhân và gia đình có liên quan đến con chưa thành niên mà đương sự thuận tình ly hôn và thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án phải tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc ly hôn.

Do đó, để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp, “Tòa án có thể tham khảo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường; Hội trưởng hội phụ nữ; Trưởng thôn, xã; Tổ trưởng tổ dân phố; Những gia đình sống xung quanh nơi vợ chồng chung sống, nơi con chưa thành niên cư trú”.

Quy định này thể hiện tính chất đặc thù của vụ án Hôn nhân và gia đình, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con. Qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ án Dân sự và Hôn nhân gia đình thì số vụ án về Hôn nhân và gia đình năm sau luôn cao hơn năm trước. Hiện nay, đối với các gia đình có bố mẹ ly hôn thi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành nhân cách và tương lai sau này của con. Hôn nhân tan vỡ không chỉ làm ảnh hưởng đến gia đình, người thân mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Sau những cuộc hôn nhân không thành là những đứa con vô tội phải sống trong cảnh thiếu tình thương và sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tội phạm và các tệ nạn xã hội ngày một gia tăng. Khi thụ lý giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình Thẩm phán được phân công phải làm công tác hòa giải để các cặp vợ chồng muốn ly hôn có cơ hội đoàn tụ, cùng nhau xâu dựng hạnh phúc gia đình, cùng nhau nuôi dạy con trưởng thành. Như vậy, đối với vụ án Hôn nhân và gia đình có liên quan đến người chưa thành niên, việc thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân phát sinh tranh chấp là bắt buộc.

Đối với quy định về việc “Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án” thì tại Điều 25 mục IV về Giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã hướng dẫn các cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, cụ thể:

Tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 02/2013/NĐ-CP ngày 03/01/2013 của Chính phủ về công tác gia đình quy định: “Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa phương”.

Theo đó, tại các khoản 11, khoản 12 Điều 8 của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định đối với cấp tỉnh là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về gia đình, về bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

Đối với cấp huyện thì được quy định tại các khoản 5, khoản 6 Điều 7 Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gồm: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về gia đình, về bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

 Do vậy, khi giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình, Thẩm phán, Thẩm tra viên có thể thu thập tài liệu, chứng cứ và tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về công tác gia đình tại địa phương theo quy định tại các Nghị định nêu trên.

Cũng tại khoản 3 Điều 208 BLTTDS năm 2015 quy định: “Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên”. Đối với quy định trên đã quy định cụ thể việc “Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên” có nghĩa là Thẩm phán phải “trực tiếp ghi lời khai” lấy ý kiến, nguyện vọng của con chưa thành niên mới bảo đảm được tính chất khách quan của vụ án. Thực tế trong thời gian qua, trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hôn nhân và gia đình còn có một số trường hợp Thẩm phán lấy ý kiến của con thông qua các bản tự khai là chưa đảm bảo tính khách quan. Bởi các bản tự khai này có thể được viết tại Tòa án, tại nhà, có sự chi phối của bố, mẹ và người thân trong gia đình làm ảnh hưởng đến ý chí cũng như nguyện vọng chính đáng của con, làm cho việc giải quyết vụ án không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp về mọi mặt của con chưa thành niên, dẫn đến việc Tòa án cấp phúc thẩm phải sửa án sơ thẩm.

  •  4096
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…