DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giải đáp: Bộ quy tắc ứng xử trên MXH có bắt buộc thực hiện không? Nếu vi phạm có bị xử lý?

 

Bộ quy tắc ứng xử trên MXH

Bắt buộc thực hiện bộ quy tắc ứng xử trên MXH - Minh họa

Những ngày qua, thông tin về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mới được ban hành lần đầu tiên tại Việt Nam gây sự chú ý rớt lớn trong cộng đồng. Tuy nhiên, vì đối tượng được Bộ quy tắc này điều chỉnh là rất rộng, thậm chí có thể nói là toàn dân, nên nhiều người tỏ ra thắc mắc liệu đây có phải là quy định bắt buộc? Nếu vi phạm thì có bị xử lý gì không? Xin giải đáp cụ thể trong bài viết này.

Trước hết, về tính ràng buộc của Bộ quy tắc:

Ngay sau khi ra Quyết định 874/QĐ-BTTTT về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội vào ngày 17/6/2021, ngày 18/6/2021 Bộ Thông tin và Truyền thông lập tức ban hành thêm Công văn 2177/BTTTT-PC V/v đính chính Bộ Quy tắc này. Cụ thể nội dung đính chính là:

- Tại khoản 1 Điều 8 đã ghi: “Các cơ quan, tổ chức căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Bộ Quy tắc này triển khai thực hiện và phổ biến nội dung của Bộ Quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình, trong đó chú trọng đến việc bảo đảm an toàn, lành mạnh cho “người yếu thế” khi sử dụng mạng xã hội”.

- Công văn điều chỉnh lại thành: “Khuyến nghị các cơ quan, tổ chức căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và Bộ Quy tắc này triển khai thực hiện và phổ biến nội dung của Bộ Quy tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc thù của cơ quan, tổ chức của mình, trong đó chú trọng đến việc bảo đảm an toàn, lành mạnh cho “người yếu thế” khi sử dụng mạng xã hội”.

Như vậy có thể thấy, về bản chất thì Bộ Quy tắc này không hề mang tính bắt buộc mà chỉ đặt ra quy tắc chung nhất hướng người dân đến việc sử dụng mạng xã hội trên tinh thần trách nhiệm, văn minh, tôn trọng pháp luật.

Tuy nhiên, không phải vì đây là khuyến nghị mà chúng ta sẽ không bị xử lý khi không tuân thủ các quy tắc được nêu trong đó.

Đối với nhiều hành vi cụ thể được khuyến cáo không thực hiện trong Bộ Quy tắc, thực tế hiện nay đã có quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử tại Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Văn bản này quy định nhiều hình thức xử phạt liên quan đến mạng xã hội, đáng chú ý là các hành vi vi phạm trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội, có thể kể ra một số hình phạt như:

- Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân => Phạt đến 20 triệu đồng

- Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. => Phạt đến 20 triệu đồng

Ngoài ra các hành vi vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin cũng bị xử phạt rất nặng, có thể lên đến 70 triệu đồng.

Từ đó, chúng ta sẽ thấy rằng Bộ quy tắc thực tế chỉ nhắc lại những hành vi đã có quy định xử phạt, bên cạnh đó còn thêm vào một số nguyên tắc mới mang tính khuyến nghị để nâng cao tinh thần trách nhiệm, thượng tôn pháp luật đối với người dùng mạng xã hội. Đối với những nguyên tắc nào chưa có quy định xử phạt hành chính, bạn sẽ không bị xử phạt nếu vi phạm!

  •  1945
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…