DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Giả danh Công an không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có bị xử lý?

Giả danh công an không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản

Giả mạo công an - Ảnh minh hoạ

Mới đây, thông tin một đối tượng tại tỉnh Đồng Nai có hành vi giả dạng làm cảnh sát cơ động nhưng không phải vì mục đích lừa đảo, lợi dụng mà chỉ để ra oai với bạn bè. Liệu hành vi này có bị xử lý hay không?

Trách nhiệm hình sự:

Tại Điều 339 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

“Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác nhằm làm cho người khác lầm tưởng là người phạm tội có chức vụ, cấp bậc thật để dễ dàng thực hiện hành vi trái pháp luật khác nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Quy phạm pháp luật trên là quy phạm pháp luật cấu thành hình thức, tức không cần xét đến hậu quả, chỉ cần có hành vi vi phạm là người này đã bị xử lý. Tuy nhiên, cần phải xét đầy đủ hành vi “giả mạo” có phải là phương tiện để “thực hiện hành vi trái pháp luật” hay không, bởi lẽ điều luật quy định 2 hành vi trên phải đi cùng với nhau thì mới được xem là hành vi vi phạm.

Nếu việc giả mạo chỉ là để ra oai, khoe khoang hoặc thỏa mãn ý muốn của bản thân thì chưa có căn cứ để xử lý theo tội này.

Như vậy, hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác mà không chiếm đoạt tài sản chỉ bị xử lý hình sự khi hành vi giả mạo đó dùng để thực hiện hành vi trái pháp luật khác.

Xử phạt hành chính:

Trong trường hợp hành vi trên chưa có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, hành vi sử dụng trái pháp luật trang phục Công an nhân dân bị xử phạt theo điều 19 Nghị định 167/2013/NĐ-CP : 

"Điều 19. Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu.

..."

Hình thức xử phạt bổ sung cho hành vi này là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Như vậy dù không bị xử lý hình sự, mức phạt hành chính của hành vi này có thể lên đến 1,5 triệu đồng và tịch thu tang vật. Trên đây là nhận định của mình về vấn đề này, Dân luật thêm góp ý về tính pháp lý để nội dung hoàn thiện hơn nhé!

  •  6239
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…