DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Gây tai nạn giao thông mà bỏ trốn khỏi hiện trường thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 17 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông như sau:

Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.

1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

...

Trên thực tế có rất nhiều trường hợp người gây tai nạn rời bỏ hiện trường để trốn tránh trách nhiệm. Đối với trường hợp này, căn cứ theo điểm b khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

...

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

...

Ngoài ra, tại điểm c khoản 2 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định nếu gây tai nạn mà trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Như vậy, nếu sau khi gây tai nạn giao thông mà tài xế rời khỏi hiện trường không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền ngay sau đó thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 16 đến 18 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tù lên đến 10 năm.

  •  110
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

1 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…