DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình

Theo đó, Tòa án nhân dân Tối cao vừa ban hành Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn một số vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình để lấy ý kiến với một số nội dung như sau:

Căn cứ cho ly hôn
 
1. Tòa án công nhận thuận tình ly hôn đối với trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
 
a) Hai bên tự nguyện ly hôn;
 
b) Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
 
2. Trường hợp thuận tình ly hôn thông qua hòa giải, đối thoại tại Tòa án thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên tham gia hòa giải, đối thoại theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
 
huong-dan-ly-hon
 
3. Toà án quyết định cho ly hôn theo quy định tại Điều 56 của Luật Hôn nhân và gia đình khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 
 
Bạo lực gia đình bao gồm bạo lực vật chất, như: Vợ, chồng thường xuyên đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe; bạo lực tinh thần như: lăng mạ, sỉ nhục, xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín khiến người bị ngược đãi bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần.
 
4. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
 
Vợ, chồng đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe mà chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính đã được những người họ hàng của bên vợ và chồng hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở.
 
Vợ, chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
 
5. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
 
6. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống.
 
Về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 
 
1. Cha, mẹ, con đã thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và gia đình.
 
2. Cha, mẹ, người thân thích khác là cha, mẹ; ông, bà ruột, anh ruột, chị ruột, em ruột, con thành niên của người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
 
Về việc định đoạt tài sản riêng của vợ chồng
 
1. Trường hợp tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng riêng của vợ hoặc chồng đưa vào quản lý, sử dụng chung nếu tài sản sau quá trình được đưa vào quản lý, sử dụng mà giá trị tài sản đó tăng lên so với lúc đầu thì vợ, chồng phải chứng minh việc tăng lên này. Nếu việc tăng giá trị chứng minh được là từ tài sản riêng của chủ sở hữu, chủ sử dụng thì việc định đoạt tài sản không cần người vợ hoặc người chồng còn lại đồng ý. Ngược lại, nếu không chứng minh việc tăng giá trị tài sản từ tài sản riêng của chủ sở hữu, chủ sử dụng thì việc định đoạt cần phải có sự đồng ý của hai vợ chồng.
 
2. Trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng phát sinh hoa lợi, lợi tức mà hoa lợi, lợi tức đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó cần sự đồng ý của vợ, chồng.
 
Hiệu lực thỏa thuận xác lập chế độ tài sản chung vợ chồng
 
1. Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn.
 
2. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận, sửa đổi, bổ sung một phần hoặc toàn bộ nội dung chế độ tài sản đó hoặc áp dụng chế độ tài sản theo luật định. Thỏa thuận sửa đổi sung chế độ tài sản của vợ chồng phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
 
Ngoài ra có một số nội dung khác liên quan đến vần đề nuôi con chung cũng được nêu trọng Dự thảo
 
>>> Xem toàn văn Dự thảo trong file đính kèm bên dưới

 

  •  822
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

2 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…