DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự thảo Luật Điện ảnh: Quy định mơ hồ sẽ làm khó các nhà làm phim

Bộ Thể thao Văn hóa và Du lịch đang soạn thảo Luật Điện ảnh sửa đổi. Khi xem qua dự thảo lần 4 của Luật này, có một chi tiết làm không ít người có chuyên môn về điện ảnh thắc mắc, lo ngại, đó là những nội dung cảm tính tại quy định về những nội dung, hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh.

Quy định mơ hồ trong dự thảo Luật Điện ảnh - Minh họa

Quy định mơ hồ trong dự thảo Luật Điện ảnh - Minh họa

Cụ thể, Khoản 1 Điều 8 Dự thảo này nghiêm cấm các hoạt động điện ảnh chứa một trong những nội dung sau đây:

- Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc

- Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội, phá hoại truyền thống văn hóa và đạo đức xã hội

- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định

-  Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân

- Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trái với truyền thống yêu hoà bình và nhân ái của dân tộc, trừ trường hợp nội dung nhằm phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa.

- Dâm ô, đồi trụy thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại khêu gợi, kích thích dâm ô, truỵ lạc, loạn luân

- Mê tín dị đoan làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức.

Đáng chú ý ở đây là cụm từ “nội dung nhằm phê phán, tố cáo, lên án”, quả thật rất khó đánh giá một bộ phim đang phê phán, lên án hay cổ xúy cho một vấn đề nào đó. Chẳng hạn hiện nay những bộ phim về giang hồ, xã hội đen đang rất thịnh hành, trên các nền tảng mạng xã hội những bộ phim này luôn được công chúng theo dõi.

Tuy nhiên, trong nội dung phim có tình tiết đâm chém, bạo lực, tệ nạn xã hội,… Sau khi xem, có người sẽ hiểu rằng đây là những chuyện xấu xa, cần tránh, có người lại nghĩ làm giang hồ, xã hội đen là oai phong, đáng khen, mà cảm nhận thì thuộc về cá nhân mỗi người, chúng ta không thể kiểm soát được nhận thức của họ (kể cả loại trừ đối tượng xem phim là trẻ em). Như vậy đâu sẽ là thước đo để đánh giá một nội dung có rơi vào những điều khoản cấm này hay không?

Ở một góc độ khác, cũng không thể đưa bộ phim ra làm khảo sát trong xã hội trước khi cấp phép lưu hành một nội dung điện ảnh nào đó vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của nhà sản xuất, điều này dễ khiến cho họ e ngại, rụt rè khi lên ý tưởng phim, gián tiếp ảnh hưởng đến nền công nghiệp phim ảnh nước nhà và rất dễ làm nảy sinh các hành vi tiêu cực trong quá trình đánh giá, cấp phép.

Nghệ thuật là một lĩnh vực trừu tượng, gần như không có giới hạn, tuy nhiên pháp luật thì lại phải rõ ràng, cụ thể. Bộ VHTTDL cần có thêm những phương án giải quyết được vấn đề này trong thời gian tới.

Xem chi tiết nội dung dự thảo tại file đính kèm.

  •  423
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…