DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự thảo BLLĐ (sửa đổi): 06 đề xuất thay đổi quan trọng

06 đề xuất thay đổi quan trọng sửa đổi Bộ luật lao động 2012

>>> Công chức, viên chức, NLĐ sẽ làm việc từ 8 giờ 30, nghỉ trưa 1 tiếng?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Dự thảo lần này sửa đổi nhiều nội dung quan trọng được tổng hợp dưới đây:

1. Mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa

Bộ luật Lao động hiện hành quy định số giờ làm thêm tối đa của NLĐ là không quá 50% số giờ làm việc bình thường/ngày, 30 giờ/tháng và tổng số không quá 200 giờ/năm, trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ/năm (tuy nhiên, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh).

Dự thảo đề xuất mức mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt này sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành: từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm

2. Về điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu

Ban soạn thảo đã quy định nội dung này trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) theo 2 phương án để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến như sau:

Phương án 1:

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với nam và 04 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 2:

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 04 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 06 tháng đối với nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với nam và 06 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định:

- Quyền nghỉ hưu sớm hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và một số công việc, nghề nghiệp đặc biệt.

- Quyền nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt.

3. Về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở

Đây là nội dung mới, có nhiều sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này.

 Theo đó, Dự thảo bổ sung 3 điều quy định về ba nội dung lớn: (1) Quyền của NLĐ trong việc thành lập, gia nhập tổ chức đại diện; (2) Điều kiện đối với ban lãnh đạo và người đứng đầu tổ chức; (3) Tôn chỉ, mục đích và điều lệ của tổ chức.

4. Về thời gian nghỉ Tết Âm lịch

Dự thảo đưa ra 2 phương án về thời gian nghỉ Tết Âm lịch dự thảo Bộ luật Lao động để lấy ý kiến như sau:

Phương án 1 (giữ nguyên hiện hành): Người lao động được nghỉ 05 ngày Tết Âm lịch; nếu ngày nghỉ Tết âm lịch trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì được nghỉ bù vào ngày kế tiếp".

Phương án 2: Người lao động được nghỉ 05 ngày Tết Âm lịch; nếu ngày nghỉ Tết Âm lịch trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì không được nghỉ bù"

5. Về bổ sung 01 ngày nghỉ lễ: Ngày Thương binh, liệt sĩ (ngày 27 tháng 7 dương lịch)

Dự thảo đề xuất bổ sung thêm ngày 27/7 vào ngày nghỉ Lễ: Xem chi tiết TẠI ĐÂY

6. Về thời gian làm việc của công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đưa ra 02 phương án về thời gian làm việc của công chức, viên chức, NLĐ trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội như sau:

- Phương án 1: bổ sung vào Bộ Luật Lao động quy định: “Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước”. Thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân). Phương án này giúp thống nhất giờ làm việc cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, phù hợp hơn với thời gian làm việc của các quốc gia.

- Phương án 2: giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính (Đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định, đối với Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định).

Xem chi tiết dự thảo: TẠI ĐÂY

  •  8810
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…