DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự thảo án lệ về quyền lựa chọn tòa án hay trọng tài

Dự thảo án lệ mới

Dự thảo án lệ về quyền lựa chọn tòa án hay trọng tài - Minh họa

Nguồn án lệ dựa trên Bản án sơ thẩm số 54 ngày 16-11-2018 của TAND TP Nha Trang, Khánh Hòa về vụ án dân sự tranh chấp hợp đồng dịch vụ giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Long T. và ông Nguyễn Hoàng S. với bị đơn là Công ty TNHH Khu du lịch V.

Tình huống án lệ, trong hợp đồng theo mẫu giao kết với người tiêu dùng có điều khoản lựa chọn trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng khởi kiện ra tòa án Việt Nam. Trường hợp này phải xác định người tiêu dùng không lựa chọn trọng tài và có quyền lựa chọn tòa án Việt Nam giải quyết.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ là Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010; Điều 17 Luật Trọng tài thương mại năm 2010; khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35, Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Cụ thể trong vụ án, trong hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ ngày 26-2-2017, người tiêu dùng và Công ty V. có thỏa thuận chọn cơ quan và phương thức giải quyết tranh chấp là Trung tâm Trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) theo các quy tắc trọng tài của SIAC có hiệu lực tại thời điểm giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, Điều 17 Luật Trọng tài thương mại và hướng dẫn tại khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết số 01 ngày 20-3-2014 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao quy định về thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được: “Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật Trọng tài thương mại nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp”.

Nội dung án lệ (theo dự thảo): Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ này thuộc loại hợp đồng soạn sẵn do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra, soạn sẵn quy định thỏa thuận trọng tài. Nay nguyên đơn là người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài và yêu cầu TAND TP Nha Trang giải quyết là phù hợp Điều 38 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 17 Luật Trọng tài thương mại và hướng dẫn tại khoản 5 Điều 4 của Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20-3-2014 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.

Do đó, TAND TP Nha Trang thụ lý và giải quyết tranh chấp là đúng thẩm quyền theo khoản 3 Điều 26, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự và còn trong thời hiệu khởi kiện quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Châu Yến

Theo báo PLO

  •  1259
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…