DanLuat
Chào mừng bạn đến với Dân Luật . Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và chuyên gia, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN.
×

Thêm câu phản hồi

Dự báo thưởng Tết năm 2022

Các chuyên gia đưa ra dự báo về thưởng Tết trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát, các doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dự báo Thưởng Tết 2022 - Minh họa

Dự báo Thưởng Tết 2022 - Minh họa

Trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho biết, đối với khoản thưởng Tết theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có thể được nhận tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác theo quy chế đã công bố của doanh nghiệp.

Theo bà Hương, điểm đáng lưu ý là doanh nghiệp không bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động trong mọi trường hợp.

Khoản thưởng được đưa ra căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Bà Hương cho rằng, trên thực tế, chúng ta hay đề cập đến lương tháng 13. Đây là khoản tiền người lao động sẽ nhận được vào dịp cuối năm theo sự do thỏa thuận giữa các bên.

Pháp luật không quy định cụ thể về việc doanh nghiệp phải chi trả lương tháng 13 cho người lao động. Nhưng nếu giữa người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về lương tháng 13 trong hợp đồng lao động hoặc ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể thì doanh nghiệp bắt buộc phải chi trả khoản tiền trên.

Song, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bà Hương dự kiến nhiều ngành nghề có thể không có thưởng Tết. Trong bối cảnh này, người lao động và doanh nghiệp cùng chia sẻ với nhau. Dịch bệnh còn việc làm là điều quý giá nhất.

Cũng trao đổi về vấn đề này, ông Phạm Minh Huân - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, mức thưởng Tết năm 2022 dự kiến chỉ dao động trong khoảng 1 tháng lương.

Với các doanh nghiệp khó khăn, nhiều khả năng không có thưởng, hoặc chỉ thưởng bằng hiện vật. Khả năng không có thưởng Tết cao đột biến.

Về thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên tình hình lao động, việc làm và tiền lương, tiền thưởng của người lao động giảm so với năm trước.

Mức tiền lương, tiền thưởng cao chủ yếu tập trung vào các ngành có lợi thế, ít chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như tài chính - ngân hàng, hóa mỹ phẩm, điện tử - công nghệ thông tin, y tế...

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tại các doanh nghiệp có báo cáo, ngoài tiền thưởng Tết cho người lao động, các doanh nghiệp còn có nhiều hình thức hỗ trợ thiết thực khác cho người lao động như tặng quà Tết, phiếu mua hàng, lì xì, hỗ trợ tiền tàu xe...

Về tiền thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mức thưởng bình quân gần bằng 1 tháng lương (6,36 triệu đồng/người), bằng 95% so với thưởng dịp Tết Nguyên đán 2020 (6,69 triệu đồng/người).

Với số doanh nghiệp chưa báo cáo, chủ yếu là do doanh nghiệp gặp khó khăn, chưa dự liệu được tình hình sản xuất kinh doanh năm 2021. Từ đó, doanh nghiệp chưa lên được mức thưởng cụ thể, dự liệu mức thưởng thấp hơn nên chưa công bố để tránh sự xáo trộn trong quan hệ lao động hoặc đang chờ xin ý kiến công ty mẹ ở nước ngoài.

Kể từ 1.1.2021, Bộ luật Lao động 2029 quy định, quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo nguyên tắc:

Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Anh Thư

Theo báo Laodong

  •  1435
  •  Cảm ơn
  •  Phản hồi

Chủ đề đang được đánh giá

0 Lượt cảm ơn
câu phản hồi
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin

Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận

Loading…